16:56 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ðộc Lập Phát triển nghề góp phần về đích nông thôn mới

Thứ hai - 26/01/2015 02:01
Cuối năm 2014, xã Ðộc Lập (Hưng Hà) đã được UBND tỉnh cấp bằng công nhận xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình xây dựng Ðộc Lập luôn chú trọng phát triển nghề và làng nghề, coi đây là cơ sở để đạt các tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo và cơ cấu lao động.
 
Cơ sở dệt khăn bằng máy tại xã Ðộc Lập (Hưng Hà).
 
Những năm gần đây, nhờ phát triển nghề và làng nghề nên cơ cấu kinh tế của  Ðộc Lập chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ luôn chiếm 70% tổng giá trị sản xuất của địa phương. Ðộc Lập là một trong những xã của huyện Hưng Hà phát triển mạnh nghề dệt và may khăn xuất khẩu, thu hút gần 70% lao động địa phương tham gia với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, Ðộc Lập có 4/6 làng được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề, trong đó có làng Lộc Thọ mới được UBND tỉnh công  nhận vào cuối năm 2014. Nếu như trước năm 2010, số lượng máy dệt khăn bán công nghiệp trên toàn xã có vài chục máy, đến nay đã tăng lên 439 máy cùng hàng trăm máy may khăn xuất khẩu. Ngoài ra, một số hộ dệt khăn trong xã còn mạnh dạn đầu tư mua máy dệt khăn công nghiệp để đưa vào sản xuất, qua đó không ngừng nâng cao sản lượng cũng như giá trị sản xuất từ nghề. Là một trong những hộ làm nghề dệt khăn đã đầu tư mua máy dệt khăn công nghiệp đưa vào sản xuất, anh Cao Văn Ðề cho biết: Ðầu năm 2014, nhờ chính sách hỗ trợ 20 triệu đồng/máy dệt công nghiệp của huyện, tôi đã đầu tư hơn 200 triệu đồng mua một chiếc máy dệt. Việc đưa máy dệt công nghiệp vào sản xuất giúp tăng năng suất gấp 2 - 3 lần so với máy dệt khăn bán công nghiệp và giảm chi phí nhân công. Ngoài ra, cơ sở sản xuất của gia đình còn có 5 máy dệt bán công nghiệp. Trung bình một năm sản xuất được khoảng 30 tấn khăn các loại như khăn tắm, khăn thể thao…, đem lại doanh thu từ 300 - 400 triệu đồng/năm.
 
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với phát triển nghề và làng nghề, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Ðộc Lập đã phát huy tinh thần đoàn kết, cùng phối hợp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh, trong đó chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm. Ðến nay, Ðộc Lập đã hoàn thành 18/19 tiêu chí xây dựng NTM (tiêu chí chợ nông thôn xã không phải thực hiện vì không có điểm quy hoạch chợ), về đích NTM vào cuối năm 2014. Hiện nay, 100% hệ thống đường giao thông liên xã, đường ngõ, xóm, hệ thống giao thông nội đồng ở Ðộc Lập được bê tông hóa và mở rộng theo đúng tiêu chí NTM. Hệ thống lưới điện được cải thiện với tổng chiều dài 23,5km, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nghề của tất cả các hộ dân trong xã. Theo ông Bùi Thái Dương, Chủ tịch UBND xã, trong quá trình xây dựng NTM, địa phương luôn gắn với phát triển nghề và làng nghề, coi đây là cơ sở để hoàn thành một số tiêu chí trong xây dựng NTM. Cũng từ phát triển sản xuất nghề đã tạo việc làm thường xuyên cho hơn 3.000 lao động của địa phương. Thu nhập bình quân của người dân trong xã cũng được tăng lên theo từng năm, năm 2013 đạt 25,6 triệu đồng/người, năm 2014 tăng lên  27,7 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo trong xã giảm còn 2,49%.
 
Năm 2014, giá trị sản xuất từ nghề và làng nghề của Ðộc Lập đạt gần 87 tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 2013. Ðể duy trì và phát triển nghề và làng nghề, thời gian tới Ðộc Lập sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân vay vốn và nhận hỗ trợ  từ chính sách phát triển nghề của huyện. Qua đó phấn đấu giá trị sản xuất nghề và làng nghề năm 2015 đạt gần 100 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2014. Ngoài ra, trong công tác xây dựng NTM xã sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc xây dựng NTM theo hướng bền vững.
Trần Tuấn
Theo baothaibinh.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 433

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 429


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1076275

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71303590