Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn khẳng định, đảm bảo nguồn nước hồ Bộc Nguyên là công việc quan trọng, lâu dài.
Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV cấp nước và xây dựng Hà Tĩnh, sau quá trình kiểm tra, giám sát vùng thượng nguồn hồ Bộc Nguyên xảy ra một số vấn đề khiến nguồn nước ở đây bị ô nhiễm.
Hiện nay, tại khu vực thượng nguồn hồ có khoảng 173 hộ dân cư đang sinh sống thuộc địa bàn 3 xã: Thạch Điền, Nam Hương (Thạch Hà) và Cẩm Thạch (Cẩm Xuyên); hần lớn các hộ gia đình tại đây đều không có nhà vệ sinh hoặc có nhưng không đảm bảo.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với đơn vị cấp nước đẩy nhanh tiến độ, phát huy tối đa hiệu quả việc thông hồ Kẻ Gỗ và Bộc Nguyên |
Cùng đó, quá trình sơ chế (bóc vỏ cây) của người dân khi thu hoạch cây keo, tràm diễn ra thường xuyên tại khu vực này và việc chăn nuôi nhỏ lẻ của các hộ gia đình với hàng trăm con gia súc, hàng ngàn con gia cầm mỗi năm cũng là nguy cơ lớn đe dọa đến vệ sinh, môi trường của khu vực thượng nguồn.
Ngoài ra, một số loại cây (lim, cao su) hiện đang trồng và sẽ trồng theo kế hoạch thuộc khu vực rừng do Trạm bảo vệ rừng số 5, Công ty Việt Hà quản lý cũng gây tác động không tốt đến nguồn nước.
Dẫn đến tình trạng này là do chính quyền địa phương, đơn vị quản lý hồ chưa có đánh giá tác động cụ thể và nếu để kéo dài nguy cơ ô nhiễm nguồn nước là rất cao. |
Qua kiểm tra thực địa và làm việc với các đơn vị, địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn khẳng định, đảm bảo nguồn nước hồ Bộc Nguyên là công việc quan trọng, lâu dài. Dẫn đến tình trạng này là do chính quyền địa phương, đơn vị quản lý hồ chưa có đánh giá tác động cụ thể và nếu để kéo dài nguy cơ ô nhiễm nguồn nước là rất cao.
Trước hết, yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai nghiêm túc thông báo số 184 và các văn bản UBND tỉnh. Theo đó, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền và có văn bản cam kết đến tận hộ về việc đảm bảo vệ sinh môi trường; dừng việc mở rộng sản xuất, đặc biệt là chăn nuôi trong khu vực thượng nguồn hồ; yêu cầu các tổ chức, cá nhân khai thác lâm sản phải thực hiện theo đúng quy trình, đồng thời kiên quyết xử lý việc vứt bừa bãi vỏ cây sau khi đã khai thác; kiểm lâm địa bàn cần lập chốt kiểm tra, sớm ngăn chặn việc đưa lâm sản vào khu vực này để khai thác.
Giao Sở NN&PTNT chỉ đạo chủ rừng cùng công ty cấp nước cung cấp các thông tin liên quan để có cơ sở xây dựng phương án chuyển đổi rừng; huyện Thạch Hà sớm xây dựng phương án di dời dân ra khỏi khu vực lòng hồ theo lộ trình phù hợp; Sở Tài nguyên & Môi trường tham gia đánh giá tác động của hồ; đơn vị quản lý iến hành đóng cọc mốc hành lang an toàn và xây dựng dựng quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hồ Bộc Nguyên gắn với hồ Kẻ Gỗ.
Xung quanh Dự án nâng cấp, cải tạo hồ Bộc Nguyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với đơn vị cấp nước đẩy nhanh tiến độ, phát huy tối đa hiệu quả việc thông hồ Kẻ Gỗ và Bộc Nguyên; sớm trình giải pháp thi công hạng mục cống xả đáy.
Được biết, với trữ lượng khoảng 19 triệu m3 và diện tích lưu vực đạt 32km2, hồ Bộc Nguyên hiện là nguồn cung cấp nước thô chính cho Nhà máy xử lý nước sạch Bộc Nguyên, công suất khai thác thời điểm cao nhất hơn 23.000m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho hơn 25.000 hộ dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, thị trấn Thạch Hà và vùng phụ cận. |
Thế Công
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn