21:34 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính

Chủ nhật - 30/07/2017 22:39
Hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo gắn với sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính, thực hiện đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính.
Các cá nhân, tổ chức thực hiện giao dịch tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Tĩnh.

Các cá nhân, tổ chức thực hiện giao dịch tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Tĩnh.

 

Hà Tĩnh bắt đầu triển khai rộng rãi việc sáp nhập thôn, tổ dân phố từ đầu năm 2012. Tuy vậy, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhiều địa phương đã sáp nhập trước đó. Xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) là đơn vị tiên phong thực hiện sáp nhập thôn. Bí thư Ðảng ủy xã Cẩm Thành Dương Danh Hóa cho biết, những năm 2009 - 2010, mặc dù cấp trên chưa ban hành chủ trương, song xuất phát từ điều kiện thực tế, địa phương đã mạnh dạn tiến hành sáp nhập một số thôn có số dân ít và có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất. Năm 2009, xã thực hiện thí điểm sáp nhập xóm Ðông Trung và Ðông Nam thành thôn Trung Nam; sau đó được huyện cho phép sáp nhập đồng loạt. Từ 19 thôn, nay xã chỉ còn chín thôn. Khi chưa nhập, một số thôn như Hạ Bàu, Ðông Lộ có chưa đến 50 hộ, nay các thôn đều có hơn 300 hộ. “Sau sáp nhập thôn, chất lượng, hiệu quả thực hiện các phong trào, nhiệm vụ ở cơ sở tăng lên. Bên cạnh việc dễ tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, văn hóa, văn nghệ... thì cùng với quy mô số dân lớn, sức chiến đấu của chi bộ cũng nâng cao hơn. Trước đây, có chi bộ chỉ từ năm đến bảy đảng viên, chỉ bầu được một đồng chí bí thư, không bầu được phó bí thư, nay có chi bộ gồm 59 đảng viên như Ðông Nam Lộ, 54 đảng viên như Tân Vĩnh Cần, cho nên sinh hoạt chi bộ rất chất lượng. Và với việc giảm từ 19 thôn xuống còn chín thôn, cán bộ thôn đã giảm khoảng 100 người, bình quân mỗi năm giảm gần 700 triệu đồng tổng chi phí. Khi hiệu quả hoạt động của bộ máy được nâng lên, địa phương đã huy động được tối đa các nguồn lực để đầu tư mới ba nhà văn hóa, nâng cấp sáu nhà văn hóa cũ, góp phần đưa xã về đích nông thôn mới”, đồng chí Bí thư Ðảng ủy xã Cẩm Thành phân tích.

Tương tự Cẩm Thành (Cẩm Xuyên), nhờ thực hiện thành công chủ trương sáp nhập thôn, tinh giản bộ máy hành chính, xã Tùng Ảnh (Ðức Thọ) đã trở thành đơn vị dẫn đầu tỉnh về xây dựng nông thôn mới. Dự kiến đến cuối năm 2017, Tùng Ảnh sẽ trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên ở Hà Tĩnh. Theo đánh giá của người dân địa phương, nếu không thực hiện thành công chủ trương sáp nhập thôn, tinh gọn bộ máy thì kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển ở Tùng Ảnh sẽ khó đạt hiệu quả như hôm nay. Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tùng Ảnh Phan Tiến Dũng chia sẻ: Ðể chủ trương sáp nhập thôn phát huy hiệu quả, địa phương rất thận trọng, thực hiện từng bước, nhất là xin ý kiến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhờ đó, quá trình sáp nhập từ 17 thôn xuống còn 12 thôn ở Tùng Ảnh không chỉ nhận được sự đồng tình rất cao mà còn phát huy hiệu quả trong điều hành, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở. Xã Tùng Ảnh còn mạnh dạn bố trí cán bộ bán chuyên trách kiêm nhiệm nhiều chức danh khác ở địa phương. Ðơn cử, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã được giao kiêm nhiệm chức danh Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Công tác mặt trận thôn Châu Linh; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh kiêm trưởng thôn, thôn đội trưởng thôn Thông Tự; Phó Bí thư đoàn xã kiêm chi hội trưởng nông dân thôn Châu Tùng... “Ðây là những người nằm trong diện quy hoạch cán bộ cốt cán cho nhiệm kỳ tới. Khi thực hiện kiêm nhiệm, ngoài việc giảm bớt khâu trung gian trong chỉ đạo, triển khai chủ trương từ xã xuống thôn, các cán bộ này sẽ được hỗ trợ thêm phụ cấp, tạo điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Bí thư Ðảng ủy xã Tùng Ảnh cho biết thêm.

Nhờ việc sáp nhập thôn, xã Tùng Ảnh (Ðức Thọ, Hà Tĩnh) có thêm nguồn lực phát triển.

Trong ảnh: Danh sách con em xa quê của xã đóng góp xây dựng nông thôn mới được niêm yết công khai.

Theo thống kê từ Sở Nội vụ, sau hơn 5 năm thực hiện chủ trương sáp nhập, tỉnh đã giảm được gần 700 thôn, tổ dân phố và gần 12 nghìn người được hưởng phụ cấp, giảm chi hằng năm hơn 84 tỷ đồng.

Tuy nhiên, quá trình sáp nhập thôn, tổ dân phố ở Hà Tĩnh cũng gặp không ít khó khăn, nếu không đưa ra được giải pháp tháo gỡ kịp thời thì không thể đạt hiệu quả cao. Theo Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Hương Sơn Hà Thị Huyền: Qua khảo sát ở một số địa phương, sau sáp nhập, quy mô số dân tăng lên, kéo theo, nhiệm vụ của bí thư, trưởng thôn cũng nhiều hơn, trong khi đó chế độ phụ cấp của các cán bộ ấy vẫn không thay đổi. Ngoài ra, việc thực hiện quy chế dân chủ, điều kiện, nhu cầu hội họp tập thể ở các thôn, tổ dân phố có quy mô lớn đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Nếu không lựa chọn được nhân tố tích cực, vận động người dân tự giác thực hiện thì các phần việc ở cơ sở sẽ gặp không ít khó khăn khi triển khai.

Ở khối sở, ngành và cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước đây có 35 đầu mối gồm phòng chuyên môn, chi cục, trung tâm và ban quản lý dự án, được UBND tỉnh Hà Tĩnh lựa chọn là đơn vị đầu tiên cấp tỉnh triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn bộ máy. Ðến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giảm được 16 đầu mối; là đơn vị giảm nhiều biên chế nhất với 76 người, gần 300 nhân viên hợp đồng, kiêm nhiệm và cán bộ dôi dư. Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, sau kiện toàn, sáp nhập, tính tự chủ, năng động của những tổ chức mới như được nhân đôi. Bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước gọn, hợp lý; hiệu lực, hiệu quả quản lý của Sở và các đơn vị trực thuộc được nâng lên rõ rệt, thể hiện không chỉ trong điều kiện bình thường mà cả trong những tình huống cấp bách, khó khăn như thiên tai, dịch bệnh... Theo Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Phi Quang, thực hiện chủ trương sắp xếp, kiện toàn bộ máy cơ quan hành chính sự nghiệp, thời gian qua, Hà Tĩnh đã tinh giản được 186 tổ chức, đơn vị, sáu phòng chuyên môn và giảm 144 đơn vị sự nghiệp, trong đó sự nghiệp giáo dục giảm 99 trường; giảm 40 ban quản lý dự án. Ðồng thời chuyển hoạt động sáu đơn vị sự nghiệp thuộc năm sở, ngành sang tự trang trải kinh phí; 10 đơn vị tự chủ một phần. Từ việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, đơn vị, số biên chế đã giảm 323, tiết kiệm chi ngân sách để trả lương và phụ cấp hằng năm gần 27,5 tỷ đồng (không kể chi hằng năm cho cán bộ thôn, xóm).

Đồng chí Hà Văn Thạch, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho rằng, việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế luôn là vấn đề khó khăn, phức tạp vì liên quan trực tiếp đến con người. Mặc dù chủ trương tinh giản bộ máy đã được tỉnh cụ thể hóa bằng các đề án, văn bản hướng dẫn cụ thể, tuy nhiên một số đơn vị, đảng viên chưa nhận thức đúng, đầy đủ, cho nên khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức bộ máy, cán bộ còn sơ sài, chỉ mới thống kê số liệu, chưa phân tích được sự chồng chéo, trùng lặp tương đồng..., chưa đánh giá được chất lượng bộ máy và cán bộ, công chức, vì vậy việc xây dựng đề án còn nóng vội, chủ quan. “Thời gian tới, Hà Tĩnh tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng tình hình, nếu phát hiện các tổ chức, cơ quan còn chồng chéo, trùng lắp, tương đồng về chức năng nhiệm vụ thì kiên quyết sắp xếp lại theo hướng tinh giản, sáp nhập, nhất thể hóa để giảm bớt đầu mối. Ðồng thời, xây dựng các giải pháp thiết thực về quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá để nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động”, đồng chí Hà Văn Thạch nhấn mạnh.

Bên cạnh việc chú trọng sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng hiệu quả, tỉnh Hà Tĩnh triển khai chặt chẽ, nghiêm túc các nhiệm vụ cải cách hành chính. Thống kê từ Sở Nội vụ cho thấy, từ năm 2015 đến nay, Hà Tĩnh đã thực hiện quyết liệt việc cắt giảm một phần ba thành phần hồ sơ và giảm 50% thời gian xử lý thủ tục hành chính để thuận lợi cho tổ chức, cá nhân giao dịch. Các địa phương, đơn vị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với mục tiêu: Công dân ở bất kỳ đâu cũng có thể tìm hiểu được dịch vụ công và thao tác theo yêu cầu. Theo đồng chí Trần Nam Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Cải cách hành chính là nhiệm vụ tổng thể mà mấu chốt quyết định sự thành công là con người. Do đó, nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, thanh tra, kiểm tra công vụ luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn coi trọng.

Theo Ngô Tuấn/nhandan.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 401


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1003112

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71230427