23:21 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả lồng ghép Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn trong xây dựng NTM tại Hà Tĩnh

Thứ ba - 21/06/2016 05:51
Không phải ngẫu nhiên mà Nước sạch và VSMT nông thôn sớm được xác định là Chương trình MTQG và hết giai đoạn này lại được tiếp tục thực hiện ở giai đoạn tiếp theo. Vì ai cũng biết sự thiết thực đặc biệt của nó (là máu và hơi thở cuộc sống), trong thực trạng lại còn nhiều khó khăn, bất cập, có khi là nhức nhối.
 

Hiện nay, sau 3 giai đoạn (bắt đầu từ năm 1999) thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn, tình hình đã được cải thiện đáng kể, kết quả đạt được là không thể phủ nhận (tuy trong quá trình thực hiện Chương trình cũng còn những hạn chế nhất định, như đầu tư còn manh mún, hiệu quả đầu tư một số công trình chưa cao, sau đầu tư ít quan tâm, nhất là công tác quản lý nhiều bất cập và bố trí nguồn lực cho Chương trình còn rất hạn chế so với nhu cầu lớn, nhiều địa phương mới chỉ trông chờ nguồn Trung ương, bố trí ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình rất ít...). Đến nay lĩnh vực Nước sạch và VSMT nông thôn vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, tỷ lệ người dân dùng nước chưa sạch, thậm chí nước bẩn, nước chứa chất độc còn cao, ô nhiễm môi trường còn đang là vấn nạn, đáng báo động (Giống như Đ/c Nguyễn Sinh Hùng - Nguyên là Chủ tịch Quốc hội, phát biểu tại ĐH tỉnh đảng bộ Hà Tĩnh vừa qua, đồng chí đánh giá cao Hà Tĩnh vượt khó vươn lên mạnh mẽ, với nhiều dấu ấn, tuy nhiên trước ĐH lần thứ 17 này Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, nay Hà Tĩnh vẫn đang nghèo).

Lĩnh vực Nước sạch và VSMT nông thôn tại Hà Tĩnh, trong thời kỳ đầu thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn không những không nằm ngoài tình trạng chung đó mà còn rất hạn chế, nhiều vùng dân không chỉ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng mà còn có cả nhiều vùng bị ô nhiễm xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật; Hà Tĩnh còn có những đặc thù riêng là một miền vùng địa hình chia cắt nhiều, bão lụt thường xuyên xảy ra…nên càng khó khăn.
 

Nhờ có Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn, vấn đề nước sạch và VSMT nông thôn của Hà Tĩnh đã có những chuyển biến tích cực, nhất là trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay cùng với sự lồng ghép Chương trình MTQG xây dựng NTM là Chương trình mà Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm, tập trung cao cả về công tác lãnh đạo chỉ đạo, cả về bố trí nguồn lực thực hiện nên sự chuyển biến chung trong xây dựng NTM và trong lĩnh vực Nước sạch và VSMT nông thôn nhanh hơn, rõ hơn. Trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh đã xác định thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ tất cả các nội dung, ở tất cả các xã trong toàn tỉnh ("nâng đầu, đỡ cuối, tất cả cùng tiến bộ và phát triển"). Trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt quan tâm cao phát triển kinh tế, bảo vệ và cải thiện môi trường (ngoài thực hiện Tiêu chí số 17 trong Bộ Tiêu chí Quốc gia xây dựng NTM, Hà Tĩnh còn có yêu cầu xã đạt chuẩn phải xây dựng thành công Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu mà trong đó môi trường là một điểm nhấn - xây dựng miền quê đáng sống); trong phát triển kinh tế cũng phải luôn gắn với việc bảo vệ môi trường.

 
 

Hà Tĩnh xác định rõ quan điểm: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn là 2 Chương trình MTQG lớn, tuy là 2 Chương trình nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau, đạt được Chương trình MTQG về Nước sạch và VSMT nông thôn là góp phần quan trọng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, thực hiện thành công Chương trình MTQG xây dựng NTM chính là đã thực hiện thành công Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn. Ngoài nguồn vốn của Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn, từ ngân hàng Chính sách và Xã hội cho Nước sạch và VSMT nông thôn, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn xã hội hóa, sự đóng góp của người dân, thì Hà Tĩnh có cơ chế, có chính sách cho các địa phương được sử dụng nguồn vốn từ Chương trình MTQG xây dựng NTM thể hiện tại các Nghị quyết số 45/2012 của HĐND tỉnh, Quyết định số 10/QĐ-UB của UBND tỉnh; Nghị quyết số 114/2015 của HĐND tỉnh quy định được sử dung nguồn vốn trực tiếp thực hiện Chương trình NTM đối với lĩnh vực nước sạch và VSMT theo đó, tỷ lệ được sử dụng là từ 25 -85%, tuỳ nội dung, công việc cụ thể; có chính sách hỗ trợ kinh phí thực hiện các nội dung lĩnh vực này được thể hiện tại Nghị quyết số 90/2014, Quyết định số 67/2014 của UBND tỉnh; hỗ trợ 50% lãi vay khi vay vốn xây dựng công trình chăn nuôi gắn với giải quyết vệ sinh môi trường...

Ngoài việc lồng ghép nguồn vốn để xây dựng công trình thì trong Chương trình MTQG xây dựng còn bố trí kinh phí sự nghiệp cho tập huấn nâng cao năng lực cho các tổ chức quản lý và người dân về Nước sạch và VSMT nông thôn, xây dựng một số mô hình thử nghiệm lắp đặt thiết bị xử lý nước quy mô nhỏ hộ gia đình (như năm 2015 lắp đặt thử nghiệm 30 bộ thiết bị xử lý nước theo công nghệ NUSA tại 3 xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2015 sau khi kiểm tra các yêu cầu về công suất, chất lượng nước đảm bảo đã khuyến khích nhân rộng); xây dựng mô hình quản lý, khai thác công trình nước sạch như tại xã Khánh Lộc huyện Can Lộc, xã Đức Lạng huyện Đức Thọ, phân bổ kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền;  Trong công tác kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá thực hiện Nước sạch và VSMT nông thôn, Văn phòng NTM tỉnh phối hợp rất chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị thuộc Sở.
 

Một số kết quả chủ yếu đã đạt được trong giai đoạn 2011-2015:

1. Về cấp nước: Số người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh: Đầu năm 2011 mới có 62,22% đến này là 82,92% (tăng là 20,7%, mỗi năm tăng trên 4% - giai đoạn 2006-2010 bình quân tăng 3%); trong đó số dân được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn QC02/BYT từ đầu năm 2011 là 26,94%, đến nay là 39,2% (tăng 12,26%, mỗi năm tăng gần 2,5% - giai đoạn 2006-2010 bình quân tăng 2,0%).

2. Về vệ sinh môi trường: Đến nay toàn tỉnh có 76,09% số hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh, tăng 20,47% so với năm 2010; 75,74% số hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, tăng 13,28% so với năm 2010 (tốc độ tăng của giai đoạn 2011-2015 cao bằng khoảng 1,5 lần so với giai đoạn 2006-2010).

Với kết quả khá tích cực như trên nhưng so với yêu cầu để đáp ứng đời sống của người dân cũng như yêu cầu đạt chuẩn NTM, Hà Tĩnh còn phải nỗ lực rất lớn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở tỉnh ta cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế

- Tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước theo quy chuẩn QCVN:02/BYT trên toàn tỉnh đạt còn thấp (39,2%);

- Việc xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung gặp nhiều khó khăn do suất đầu tư xây dựng công trình lớn, người dân còn nghèo, khó khăn trong việc chi trả tiền nước nên khó thu hút đầu tư từ xã hội hóa xây dựng, quản lý khai thác công trình nước sạch trong điều kiện nguồn ngân sách đầu tư còn hạn chế.

- Các công trình đã đầu tư xây dựng bị xuống cấp thiếu kinh phí sửa chữa, phục hồi, nâng cấp.

- Công tác quản lý sau đầu tư còn bất cập, chưa có mô hình mẫu hiệu quả, nhiều công trình chưa có chủ là đơn vị kinh tế quản lý (chủ yếu là UBND xã).

- Một số vùng nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm nặng, nhất là ở một số vùng bị nhiễm xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật chưa được xử lý triệt để, nhiễm mặn và chăn nuôi trong  khu dân cư chưa có giải pháp giải quyết hữu hiệu về xử lý vệ sinh môi trường.

Từ những kết quả của giai đoạn giai đoạn 2011-2015 một số đề xuất thời gian tới

- Cần có cơ chế chính sách hợp lý, đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và trực tiếp quản lý, khai thác công trình nước sạch, xử lý rác thải. Đồng thời đối với những miền vùng khó khăn, thu không đủ chi đối với hoạt động kinh doanh nước sạch, giải quyết vấn đề môi trường thì cần xác định rõ đây là hoạt động công ích, thực hiện chính sách bù giá đảm bảo tính khả thi trong thực tế, có bố trí rõ nguồn ngân sách để thực hiện nội dung này như cấp bù thủy lợi phí.

-Về lồng ghép nguồn vốn vào Chương trình xây dựng nông thôn mới: Đề nghị ưu tiên tăng nguồn lực Chương trình MTQG xây dựng NTM nói chung, trong đó có ưu tiên nội dung thực hiện về Nước sạch và VSMT nông thôn; có thể quy định tỷ lệ hoặc quy định cụ thể số tuyệt đối nguồn vốn thực hiện nội dung Nước sạch và VSMT nông thôn trong nguồn vốn NTM nói chung. 

- Về cơ chế quản lý đầu tư xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh môi trường cần được áp dụng cơ chế đặc thù như trong xây dựng NTM.

Cần phải khẳng định rằng nếu thực hiện tốt việc lồng ghép thực hiện nội dung Nước sạch và VSMT nông thôn trong Chương trình MTQG xây dựng NTM thì đạt được cả mục tiêu về Chiến lược cấp nước sạch và vệ sinh Quốc gia và mục tiêu của Chương trình MTQG xây dựng NTM./.
Văn phòng Điều phối NTM tỉnh
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 216


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1132731

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72815440