Hội Nông dân huyện Nghi Xuân phối hợp cung ứng phân bón trả chậm cho nông dân
Các cấp Hội đã phối hợp mở các lớp dạy kỹ thuật chăn nuôi bò, lợn, gà, thú y, trồng cây ăn quả có múi, trồng rau an toàn và ủ phân vi sinh cho 4.012 học viên. Các ngành nghề đào tạo gắn với các sản phẩm chủ lực của tỉnh, chất lượng lớp học nghề được học viên và cán bộ, chính quyền địa phương đánh giá cao, sau học nghề đã có 3.009 học viên có việc làm, tăng thu nhập từ nghề đã học. Tổ chức 272 cuộc hội thảo tuyên truyền, tư vấn cho trên 10 ngàn lượt người; giới thiệu 462 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đặc biệt, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh tổ chức tuyển lao động vào làm việc tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, kết quả có 68 lao động trúng tuyển…
Đến nay, tổng nguồn vốn do Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp quản lý đạt 27,396 tỷ đồng (nguồn Trung ương Hội 13,6 tỷ đồng, còn lại là nguồn địa phương), tăng 4,517 tỷ đồng so với năm 2016 (nguồn Trung ương Hội tăng 01 tỷ, cấp tỉnh tăng 350 triệu đồng, cấp huyện 1,9 tỷ đồng, cấp xã 1,267 tỷ đồng). Từ nguồn vốn này, các cấp Hội trực tiếp xét duyệt cho 845 hộ nông dân vay để thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi bò, lợn, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả và sản xuất nấm.
Các cấp Hội Nông dân tiếp tục chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo lãnh, tín chấp cho hội viên nông dân vay vốn. Đến 30/11/2017, tổng vốn phối hợp cho vay đạt 3.213,72 tỷ đồng (Ngân hàng Chính sách xã hội cho 46.077 hộ vay 1.505,37 tỷ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho 29.941 hộ vay1.708,35 tỷ). Các cấp Hội phối hợp thẩm định kỹ các đối tượng vay, tư vấn, hướng dẫn hội viên nông dân sử dụng vốn vay phát huy hiệu quả, đồng thời tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát, nên hầu hết các hộ đều sử dụng vốn đúng mục đích, tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập, trả lãi và nợ vay đúng kỳ hạn, giảm thiểu nợ quá hạn (hiện nợ quá hạn mà các cấp Hội phối hợp cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ chiếm 0,04%, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 0,92%). Các cấp Hội còn chủ động phối hợp với các doanh nghiệp có uy tín để cung ứng 9.696,4 tấn phân bón, 7.600 tấn thức ăn gia súc, 239 tấn lúa, lạc giống, 149.300 giống cây, 28.900 con giống các loại, 105 máy nông nghiệp... cho bà con nông dân. Cửa hàng Nông sản an toàn của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân Tỉnh hội đã kết nối với 80 tổ, nhóm sản xuất, hợp tác xã tiêu thụ trên 50 nhóm nông sản; tổ chức điểm bán thịt lợn, vận động cán bộ các sở, ban, ngành và đơn vị đóng trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh tiêu thụ cho nông dân.
Cùng với các biện pháp hỗ trợ nông dân về kinh tế, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo tăng cường tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân: Tổ chức 1.325 buổi tuyên truyền và tư vấn pháp luật cho trên 62 ngàn lượt người tham dự; thành lập mới 18 Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật; phối hợp với các ngành chức năng tham gia giải quyết 105 đơn thư khiếu nại tố cáo của hội viên nông dân, tham gia hòa giải 116 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nông dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hỗ trợ nông dân còn có một số hạn chế như: Chưa đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nhằm ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn, tệ nạn xã hội; hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân còn ít, công tác dạy nghề chưa đáp ứng được nhu cầu...
Phát huy kết quả đạt được, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đề ra chỉ tiêu phấn đấu năm 2018: Tăng trưởng vốn ủy thác với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 6% trở lên và Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 4% trở lên; tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân từ 2 - 3 tỷ đồng; 100% Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã tổ chức hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân; có ít nhất 3.000 hội viên, nông dân được đào tạo nghề…
Dương Trí Thức - Hội Nông dân tỉnh
https://hatinh.dcs.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn