Ông Hà Văn Trọng - Chủ tịch UBND thành phố (TP) Hà Tĩnh cho biết: "Tuy là trung tâm kinh tế chính trị của cả tỉnh, song chỉ dăm năm trước, thành phố Hà Tĩnh lại là một trong những địa phương có nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) nhìn chung rất chậm phát triển, nếu không muốn nói là lạc hậu."
“Ở thời điểm đó, gần như trên địa bàn không một ngành nghề sản xuất CN-TTCN nào đặc thù. Bên cạnh đó, khối kinh tế ngoài quốc doanh chủ yếu là tự phát. Còn ngành nghề truyền thống thì gần như dẫm chân tại chỗ. Thậm chí, nhiều làng nghề đang dần bị mai một bởi các sản phẩm không tìm được đầu ra chẳng hạn như làng nghề chăn ga gối đệm Thạch Đồng; nghề chế biến đồ gỗ.” - ông Trọng nói.
Hệ quả của sự chậm tiến này là giá trị sản xuất CN-TTC trên địa bàn thấp, hàng năm, đóng góp cho ngân sách địa phương rất khiêm tốn, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của mình.
Từ thực trạng này, các cấp ủy chính quyền thành phố đã đề ra nhiều quyết sách linh hoạt, sát với tình hình thực tế của địa phương để đưa ngành CN-TTCN lên một bước phát triển mới. Trước hết, thành phố định hướng phát triển CN-TTCN theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm, đồng thời tập trung quy hoạch, mở rộng các cụm sản xuất CN-TTCN tập trung.
Xác định vốn là vấn đề then chốt của các cơ sở sản xuất, thành phố đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất… Mặt khác, có cơ chế phù hợp để họ huy động nguồn vốn như quỹ tín dụng nhân dân nhằm đưa lại lãi suất hợp lý chi cho mục tiêu phát triển CN-TTCN.
Đặc biệt, thành phố còn khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân, hộ cá thể phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển các ngành nghề CN-TTCN. Bởi, đây được xem là hình thức phát triển năng động, nhạy bén trong cơ chế thị trường có thể tạo ra những sản phẩm có giá trị, đưa lại hiệu quả kinh tế cao mà không cần vốn đầu tư nhiều.
Một giải pháp nữa trong chiến lược phát triển công nghiệp của thành phố thời gian qua là huy động các nguồn lực cho công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư. Đồng thời, tạo dựng nhiều kênh thông tin quảng bá, giới thiệu các sản phẩm công nghiệp của địa phương.
Với những giải phát đồng bộ đó, hiện TP Hà Tĩnh có gần 10 ngàn cơ sở sản xuất CN-TTCN, các cơ sở kinh doanh cá thể, (tăng gần 4000 cơ sở so với thời điểm năm 2015), tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 14.000 lao động với mức thu nhập bình quân từ 4 đến 6 triệu đồng người/tháng. Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN tính trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 618 tỷ đồngbằng 52,91% kế hoạch, tăng so với cùng kỳ 6,55%.”
Cũng trong 7 tháng đầu năm 2018, TP Hà Tĩnh đã thành lập mới 131 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động đến nay là 1.494. Đặc biệt, hiện đã có 4 dự án "khủng" có thể làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội thành phố trong thời gian tới được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 4.000 tỷ đồng.
Tuy thời gian gần đây đã có những khởi sắc nhất định, song, nhìn một cách tổng thể, tình hình phát triển CN-TTCN TP Hà Tĩnh vẫn có những tồn tại yế kếm cần khắc phục. Đó là sự bị động, lúng túng về thị trường tiêu thụ hàng hó và cả về sự non kém, hạn chế về năng lực quản lý điều hành.
Trưởng phòng Kinh tế UBND TP Trần Hậu Tuấn cho biết: “Nhằm khắc phục những yếu kém trên và tạo đã cho công CN-TTCN phát triển, mục tiêu của thành phố Hà Tĩnh trong thời gian tới là duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, đồng thời du nhập thêm một số ngành nghề mới, nhằm tạo công ăn việc làm cho các lao động địa phương và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CN-TTCN làm chủ đạo.”
Theo Ngọc Hà/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn