08:23 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khẩn cấp khôi phục sản xuất vụ xuân

Thứ ba - 16/02/2016 19:15
Hơn 11.000 ha lúa bị chết và hư hỏng nặng là hậu quả của đợt rét hại lịch sử hồi cuối tháng 1. Thời vụ gieo cấy lúa xuân chỉ còn 4 ngày (đến 20/2) nữa là kết thúc. Việc hoàn thành diện tích gieo cấy theo kế hoạch đang đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, khẩn trương của các cấp ngành và bà con nông dân.

Đã từ rất lâu đồng ruộng Hà Tĩnh mới phải gánh chịu hậu quả nặng nề do rét như năm nay. Thống kê sơ bộ thì trong số hơn 11.000 ha lúa bị ảnh hưởng, có đến 6.379 ha lúa gieo bị chết trên 50%, 242 ha mạ xuân muộn không thể phục hồi. Nguyên nhân được các nhà chuyên môn đưa ra là do nhiệt độ giảm đột ngột, giảm sâu (có ngày còn 5 độ C- 6 độ C) kèm theo mưa to nên lúa vừa chết rét, vừa bị chết do ngập úng.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra diện tích mạ bị ảnh hưởng do rét tại xã Hà Linh (Hương Khê)

Hương Khê là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng khá lớn của đợt rét lịch sử. Trong suốt 2 ngày (24 - 25/1), bên cạnh trận rét xác lập kỷ lục thì lượng mưa đo được ở địa bàn huyện miền núi này lớn hơn những vùng khác với 63,5 mm. Rét hại, bị ngập úng do mưa lớn khiến cho nhiều diện tích không thể phục hồi.

Ông Lê Ngọc Huấn - Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Trên địa bàn có khoảng 826 ha lúa bị ảnh hưởng, trong đó, 280 ha phải gieo cấy lại. Riêng tại Hà Linh có khoảng 30 - 40 ha bị ngập. Ngay lúc đó, huyện đã chỉ đạo đào mương bên cạnh ruộng thoát nước cứu lúa nhưng do nhiệt độ quá thấp, cộng với nước mặt cao nên lưu thoát chậm. Kể cả những diện tích bị chết từ 30 - 50%, không gieo cấy lại chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất vào cuối vụ”.

Toàn tỉnh có hơn 11.000 ha lúa xuân bị chết rét và hư hỏng nặng, các địa phương đang đốc thúc chỉ đạo gieo cấy lại, bổ cứu sản xuất.

Vào những ngày giáp tết, ở nhiều địa phương, bà con lại phải đổ ra đồng gieo cấy lại diện tích bị chết. Ngay sau đợt rét, huyện Lộc Hà đã chỉ đạo bắc 110 ha mạ bổ sung. Đến thời điểm này, 1.700 ha lúa đã hoàn thành việc gieo cấy. Trong khi đó, nhiều nơi vẫn còn khá lúng túng, chủ yếu là người dân tự xoay xở.

Chị Lê Thị Quế (xóm 5, Tiến Lộc, Can Lộc) cho biết: “Nhà tôi làm 7 sào thì 4 sào bị chết phải làm lại. 28 tết tôi mới gieo xong, có điều thời tiết phức tạp thế này cũng lo lắm, chẳng biết năm nay trời có cho ăn không”. Còn anh Nguyễn Văn Thành ở Thạch Đài (Thạch Hà) lại đang hết sức lo lắng vì trà lúa gieo trước tết đã có biểu hiện chết trong khi giống bổ sung không còn: “Biết rét nhưng giống ngâm rồi không xuống không được. Sau tết kiểm tra đồng ruộng thì rễ trắng nhiều lắm. Chắc phải gieo bổ sung một ít diện tích, ngặt nỗi, giống dự trữ lại hết sạch rồi”.

Tại Thạch Hà, hiện nay còn khoảng 300 ha chưa gieo cấy. Theo cân đối thì địa phương cần ít nhất 15 tấn giống để hoàn thành diện tích.

Công ty CP Giống Hà Tĩnh đã cung ứng hơn 20 tấn giống để bà con khôi phục sản xuất.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Hiện nay, các địa phương đã gieo thẳng trên 6.800 ha và bắc bổ sung 187 ha mạ. Các địa phương cần rà soát lại diện tích, cân đối lượng giống để bổ cứu kịp thời sản xuất. Các giống bổ cứu phải có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày như: P6ĐB, OM4218, SV181. Nếu gieo thẳng phải gieo thừa 10 - 15% để dự phòng, còn bắc mạ thì theo phương pháp SRI (10 - 12 ngày là cấy được)”.

Thông tin từ các công ty cung ứng, hiện các đơn vị có thể cung ứng được khoảng 88 tấn giống các loại có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày. Theo khuyến cáo, các địa phương chỉ nên gieo cấy lại diện tích chết trên 50%, còn lại tiếp tục theo dõi và tỉa dặm, gieo cấy bổ sung. Bà Võ Thị Hồng Minh - Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh cho biết: “Công ty đã cung ứng trên 21 tấn giống cho các địa phương bổ cứu sản xuất. Hiện nay, chúng tôi còn 18 tấn giống P6ĐB và OM4218, nếu có nhu cầu thì các địa phương phải đăng ký sớm để có sự cân đối hợp lý”.

Để giành vụ lúa xuân thắng lợi, hơn lúc nào hết, ngành chuyên môn, chính quyền cơ sở và bà con nông dân cần dốc sức, nhanh chân để sản xuất đảm bảo đúng cơ cấu, đúng thời vụ như kế hoạch…

Theo: Nguyễn Oanh/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 228

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 225


Hôm nayHôm nay : 42195

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1155237

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72837946