Huyện Nghi Xuân chi trả tiền bồi thường cho người dân xã Cương Gián
Quyết định 309/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình ký ban hành ngày 9/3/2017 đã sửa đổi, bổ sung Điều 1 và khoản 1 của Điều 2 Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 1, bổ sung thêm đối tượng thiệt hại là: “d. Chủ tàu và người lao động trên tàu/thuyền không lắp máy hoặc có lắp máy khai thác thủy sản trong đầm phá bị thiệt hại do sự cổ môi trường biển”.
Sửa đổi, bổ sung khoản 6 (đối tượng dịch vụ du lịch, thương mại ven biển) của Điều 1 thành: “a) Chủ các cửa hàng ăn uống phục vụ khách du lịch có địa điểm kinh doanh tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển”; b) Người dân sống ven biển làm nghề có tính chất đơn giản: bán hàng, làm địch vụ cho khách du lịch, làm việc trong cửa hàng ăn uống phục vụ khách du lịch nêu tại điểm a mục này, có địa điểm kinh doanh hoặc có đăng kỳ hộ khẩu thương trú, tạm trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển”.
Bổ sung Điều 1 về đối tượng thiệt hại, thêm: “8. Lao động có tính chất đơn giản, không thường xuyên, có thu nhập chính thuộc nhóm đối tượng được quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 4, khoản 5 và điểm b khoản 7 Điều 1 Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 (định mức tính bồi thường thiệt hại) của Điều 2: "1. Định mức bồi thường thiệt hại được xây dựng trên nguyên tắc xác định thiệt hại của 8 nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế nêu tại Điều 1 Quyết định này. Định mức cụ thể cho từng nhóm đối tượng theo Phụ lục đính kèm Quyết định số 1880/QĐ-TTg và Phụ lục đính kèm Quyết định 309/QĐ-TTg.
Riêng 3 đối tượng: Khai thác thủy sản trên tàu có công suất máy chính từ 90 CV trở lên và tàu/thuyền không lắp máy hoặc có lắp máy khai thác thủy sản trong đầm phá; nuôi trồng thủy sản (thủy sản chết) và sản xuất muối; thu nhập bị mất của người lao động làm thuê được tính chung trong định mức bồi thường thiệt hại của chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuát muối. Căn cứ định mức bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, UBND tỉnh hướng dẫn các chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối thống kê danh sách những lao động làm thuê trên tàu, trong cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất muối và mức bồi thường đối với mỗi lao động cho phù hợp, đảm bảo đồng thuận, có xác nhận của từng người lao động. Trên cơ sở đó thực hiện bồi thường thiệt hại cho chủ tàu, chù cơ sở nuôi trồng thúy sản, sản xuất muối để cấp cho từng người lao động theo danh sách đã thống kê trên”.
Trên cơ sở các bổ sung, sửa đổi tại Quyết định 309/QĐ-TTg, UBND tỉnh giao các Sở: Tài chính, NN&PTNT, Công thương, TN&MT, VHTT&DL, LĐTB&XH, Cục Thống kê, Kho bạc tỉnh; các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, Nghi Xuân, thị xã Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh khẩn trương rà soát, xác định đối tượng bổ sung và kê khai, bồi thường thiệt hại theo đúng quy định.
Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương nêu trên tham mưu triển khai nội dung quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 309/QĐ-TTg; báo cáo đề xuất UBND tỉnh trước ngày 25/3/2017.
Các Sở: Tài chính, NN&PTNT, Công thương, VHTT&DL theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành mình, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện của các địa phương, trường hợp phát sinh vướng mắc, khó khăn phải kịp thời báo cáo, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý.
Theo H.X/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn