01:34 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã (bài 1): Chuyển biến và trăn trở...

Thứ tư - 26/11/2014 20:50
Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 19/8/2009 của BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh chỉ rõ: đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) xã, phường, thị trấn có ý nghĩa quyết định hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân...

Đội ngũ cán bộ, công chức chuyển biến rõ nét

Ông Phạm Quang Phú - Phó trưởng phòng Tổ chức Đảng - đảng viên, Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: Trước khi có Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy, đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn phần lớn có độ tuổi trung bình cao, đa số chưa qua đào tạo. Tỷ lệ cán bộ chuyên trách chưa qua đào tạo về chuyên môn chiếm gần 60%, về lý luận chính trị gần 20%; đối với công chức chuyên môn, số chưa qua đào tạo chuyên môn chiếm trên 12%, lý luận chính trị gần 43%. Do chưa đạt yêu cầu về trình độ đào tạo nên hiệu quả công việc của một bộ phận không nhỏ CBCC cơ sở hạn chế. Cá biệt, một số cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, sa sút về phẩm chất đạo đức, hoặc lợi dụng chức vụ, vi phạm trong quản lý kinh tế...

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã (bài 1): Chuyển biến và trăn trở...

Cán bộ cơ sở tích cực vận động để phát huy sức mạnh cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới. (Trong ảnh: Nhân dân xã Cương Gián (Nghi Xuân) ra quân làm đường giao thông nông thôn.)

Theo Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Lê Đăng Chất thì để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, BTV Tỉnh ủy đã chỉ đạo triển khai thu hút, ưu tiên sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học và thạc sĩ về công tác tại xã, phường, thị trấn; trong 3 năm (2011-2013), đã có 803 người về công tác tại cơ sở. Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa CBCC cấp xã. Từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh đã cử đi đào tạo, chuẩn hóa 7.992 lượt CBCC cấp xã, từ trung cấp đến đại học; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho 25.600 lượt CBCC; tỉnh cũng đã tổ chức chỉnh huấn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt đang công tác tại 262 xã, phường, thị trấn với 766 đồng chí tham gia. Công tác luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ cơ sở được thực hiện ngày càng tốt hơn, mạnh dạn hơn. Các huyện Đức Thọ, Kỳ Anh, Hương Sơn... đã luân chuyển 6-9 đồng chí cán bộ huyện về làm cán bộ chủ chốt ở xã. Đến nay, đội ngũ CBCC cấp xã tăng cả về số lượng và chất lượng; trình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo, quản lý từng bước được nâng lên.

Chủ tịch UBND xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân) Lê Văn Bình được đánh giá là người lãnh đạo có phong cách làm việc khoa học, nghiêm túc; trong cuộc sống đời thường, luôn chia sẻ thuận lợi, khó khăn với đồng chí, đồng nghiệp và quần chúng nhân dân. Chính vì vậy, Xuân Mỹ đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Tuy điểm xuất phát thấp, nhưng hiện nay, xã đang phấn đấu về đích NTM năm 2014.

Sơn Kim I là xã vùng cao của huyện Hương Sơn, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ và nhân dân đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng, vươn lên giành nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. Trong thành tích chung của tập thể, có sự đóng góp quan trọng của Bí thư Đảng ủy xã Trần Quốc Việt, người cán bộ luôn “nói đi đôi với làm”. Đó là 2 tấm gương tiêu biểu trong số hàng ngàn CBCC xã, phường, thị trấn luôn gương mẫu, hết lòng vì nhiệm vụ chung.

Thực tiễn những năm gần đây cho thấy, đội ngũ cán bộ cơ sở đã tích cực phát huy quyền làm chủ của nhân dân, cùng nhân dân tạo nên những thành tựu về đổi mới và phát triển KT-XH, văn hóa, cải thiện dân sinh, tăng cường QPAN, làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn, thành thị, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều cán bộ cơ sở đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, sâu sát nhân dân, bám sát địa bàn dân cư, nhạy bén với thực tiễn, kịp thời phát hiện và xử lý có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong đời sống, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đã đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển của tỉnh nhà trong những năm gần đây...

Vẫn còn nhiều bất cập

“Đội ngũ CBCC cấp xã một số nơi còn bất cập cả về cơ cấu, độ tuổi, trình độ đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn” - Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Lê Đăng Chất nhấn mạnh. Hiện nay, số CBCC chưa qua đào tạo còn khá cao, về chuyên môn chiếm tỷ lệ 33,4%, về lý luận chính trị 45,5%.

`Làng Đỏ` bứt phá

Nhờ biết khai thác, huy động các nguồn lực, 3 năm qua, Phù Việt đã làm mới 20 km đường giao thông bê tông và cơ bản hoàn thiện các công trình hạ tầng thiết yếu.

Theo một cán bộ Huyện ủy Nghi Xuân, thực tế, có không ít người học hệ tại chức với mục đích lấy bằng cấp, chứng chỉ để “chuẩn hóa”, chứ không có năng lực. Việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM 4 năm qua ở các địa phương là bước “sát hạch” năng lực lãnh đạo, điều hành đội ngũ cán bộ cơ sở một cách khách quan. Đến thời điểm này, toàn tỉnh vẫn còn 61 xã đạt dưới 7 tiêu chí, trong đó, 3 xã Kỳ Thịnh (Kỳ Anh), Tân Lộc (Lộc Hà), Hà Linh (Hương Khê) mới chỉ hoàn thành 1 tiêu chí (!) Kết quả “tụt hậu” đó do nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản chính là sự thiếu tâm huyết, yếu kém của đội ngũ cán bộ địa phương.

Qua nhiều lần kiểm tra ở cơ sở, Chánh thanh tra Sở Nội vụ Hà Tĩnh - Phạm Quang Đệ cho biết: Hiện vẫn còn khó khăn khi một bộ phận cán bộ cơ sở do chưa được đào tạo dẫn tới hạn chế về năng lực lãnh đạo, điều hành; giải quyết công việc thường dựa vào kinh nghiệm, chủ quan, tùy tiện, có trường hợp xử lý không đúng pháp luật, vi phạm chính sách của Đảng, Nhà nước. Tình trạng vừa bao biện, làm thay, vừa buông lỏng, bỏ sót công việc trong quản lý, điều hành vẫn tồn tại. Một số cán bộ lạm dụng chức quyền tham ô tài sản của Nhà nước, nhân dân, vi phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực quản lý tài chính, đất đai... điển hình như một số cán bộ xã Đức Thanh (Đức Thọ), Xuân Viên (Nghi Xuân)... Bên cạnh đó, ở một số nơi, đội ngũ cán bộ có hiện tượng kèn cựa địa vị, cục bộ địa phương, thiếu dân chủ, mất đoàn kết nội bộ. Thực trạng đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý, điều hành ở cơ sở; làm giảm sút niềm tin của nhân dân.

Nguyên nhân của những hạn chế nói trên là do công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuy đã được đẩy mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở cơ sở. Việc bố trí, sắp xếp, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ hay chuẩn bị nhân sự cho các kỳ bầu cử, đại hội chưa chú trọng đến tiêu chuẩn chức danh. Công tác quản lý cán bộ chưa chặt chẽ; công tác thanh tra, xử lý chưa kịp thời, nghiêm túc nên không đủ sức răn đe, ngăn chặn những sai phạm của cán bộ. Điều kiện làm việc của cán bộ cơ sở nhiều nơi còn thiếu thốn, dẫn đến tình trạng làm việc tùy tiện, giờ giấc không bảo đảm, hiệu quả công việc chưa cao...

Tuấn Hiển
theo baohatinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 477

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 475


Hôm nayHôm nay : 27657

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1418679

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74465650