13:04 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghị quyết tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo

Thứ tư - 13/12/2017 08:57
Ngày 07/12/2017, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ký ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Trang Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết:

I. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TVTU, ngày 20/12/1996 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển dịch vụ - thương mại - du lịch, hơn 20 năm qua, du lịch Hà Tĩnh đã có bước phát triển mới. Hoàn thiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết nhiều khu, điểm du lịch. Ban hành một số cơ chế, chính sách, khuyến khích phát triển du lịch. Cơ bản các di sản văn hoá được bảo tồn, phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng các khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí từng bước được xây dựng, tạo điều kiện thu hút, thúc đẩy tăng trưởng phát triển du lịch. Nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ, tạo nên diện mạo và sự phát triển mới cho du lịch Hà Tĩnh. Khách du lịch tham quan, lưu trú trên địa bàn ngày càng tăng. P hát triển u lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa , tài nguyên thiên nhiên; quảng bá hình ảnh , văn hoá , con người Hà Tĩnh; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nước và khu vực, năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch Hà Tĩnh còn thấp. Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu chiến lược dài hạn, thiếu trọng tâm, trọng điểm; việc bố trí nguồn lực để thực hiện còn hạn chế. Hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất ngành du lịch thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu đầu tư phát triển; sản phẩm du lịch đơn điệu, chưa rõ thương hiệu; chưa xây dựng được các sản phẩm du lịch trọng điểm mang tính đặc trưng của tỉnh; sự liên kết giữa các địa phương trong các hoạt động du lịch chưa cao. Chất lượng dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế; nguồn nhân lực ngành du lịch thiếu, yếu, chưa đáp ứng yêu cầu, thái độ, phong cách phục vụ thiếu tính chuyên nghiệp.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên, ngoài những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ yếu vẫn do nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, của hệ thống chính trị và người dân về du lịch chưa theo kịp sự phát triển;  chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển du lịch, nhất là chưa xác định được tiềm năng, lợi thế, sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh để đầu tư, phát triển. Đội ngũ cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp và lực lượng lao động trực tiếp trong hoạt động du lịch còn bất cập, thiếu về số lượng, yếu về năng lực và chất lượng. Tâm lý, ý thức của một bộ phận người dân tham gia trong lĩnh vực du lịch và người hưởng thụ sản phẩm du lịch chưa cao. Cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch chưa đồng bộ, nguồn lực còn hạn chế. Chưa có các chính sách đặc thù, đột phá để phát triển. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước, giữa liên ngành, liên vùng, giữa các ngành với các địa phương trong quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch chưa chặt chẽ. Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp lớn. Công tác quảng bá, xúc tiến chưa được coi trọng, thiếu chuyên nghiệp, chưa đa dạng, thiếu thường xuyên, chưa tạo được ấn tượng để thu hút du khách.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu chung

Tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về vai trò quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025.

Huy động mọi nguồn lực xã hội phát triển các vùng, khu, điểm du lịch có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, từng bước hiện đại, chuyên nghiệp, quy mô lớn; phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt, có thương hiệu, chất lượng cao, đưa Hà Tĩnh trở thành điểm du lịch ấn tượng,  hấp dẫn đối với du khách.

Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đảm bảo quốc phòng - an ninh, hài hòa lợi ích cộng đồng. Nâng tốc độ tăng số lượng khách và tăng trưởng doanh thu du lịch hằng năm, góp phần tăng dần tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025

- Đóng góp trên 9% tổng GRDP toàn tỉnh.

- Có trên 10 triệu lượt khách tham quan du lịch.

- Có trên 3,5 triệu lượt khách lưu trú du lịch, tăng trưởng khách quốc tế trên 11%/năm, nội địa trên 5%/năm.

- Lao động trong lĩnh vực du lịch có trên 20.000 người, trong đó có trên 60% lao động được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Có trên 500 cơ sở lưu trú, trên 10.000 phòng, đảm bảo nhu cầu của các đối tượng du khách.

Có trên 50 khu, điểm du lịch trong đó trên 20 khu, điểm đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với phát triển du lịch

Tiếp tục tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về du lịch, nhất là tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 540-CTr/TU, ngày 20/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “ Về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Nâng cao nhận thức của người dân về nghề du lịch, về cách làm du lịch. Các cấp uỷ thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch, tập trung nguồn lực tạo sự đột phá mạnh mẽ phát triển du lịch của tỉnh. Đổi mới và đa dạng hóa công tác tuyên truyền, quảng bá sâu rộng, thường xuyên về du lịch Hà Tĩnh đến với khách trong nước và quốc tế.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến rõ rệt trong các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của du lịch đối với dịch vụ thương mại và trong phát triển kinh tế - xã hội. Xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, khu vực, mang tính xã hội hóa cao và đem lại hiệu quả về kinh tế, văn hoá, chính trị, đối ngoại, thúc đẩy sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác để tập trung huy động nguồn lực đầu tư, phát triển bền vững.

Lãnh đạo, chỉ đạo việc thể chế hóa các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển du lịch phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của từng địa phương theo các giai đoạn. Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển du lịch.

2. Tiếp tục rà soát, đánh giá, bổ sung quy hoạch các khu, vùng du lịch trọng tâm, trọng điểm; định hướng, tạo điều kiện khuyến khích phát huy các sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh

Rà soát lập quy hoạch các khu du lịch biển, khu du lịch văn hóa - lịch sử, tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng; xây dựng các điểm dừng chân du lịch, các khu vui chơi, giải trí, khu mua sắm thương mại, ẩm thực, khu, tuyến, điểm du lịch đạt chuẩn. Chú trọng phát triển du lịch gắn với đảm bảo quốc phòng -  an ninh, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá, đảm bảo hài hoà lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Tập trung ưu tiên phát triển du lịch theo hướng đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp định hướng theo vùng và liên kết vùng trong tỉnh, các tỉnh trong khu vực, các tỉnh của nước Lào, Thái Lan và các nước trong khối ASEAN; xây dựng một số khu du lịch biển đẳng cấp quốc tế; xây dựng các điểm dừng chân gắn với các tour du lịch.

Chú trọng quy hoạch phát triển du lịch gắn với quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ. Định hướng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Quy hoạch phát triển quần thể danh thắng Núi Hồng - Sông Lam gắn với Chùa Hương Tích, di tích Ngã ba Đồng Lộc. Quy hoạch và tạo điều kiện phát huy lợi thế khai thác tiềm năng hệ sinh thái vùng, khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Vũ Quang gắn với Hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang, di tích căn cứ Nghĩa quân Phan Đình Phùng, Thành Sơn phòng Hàm Nghi, Thác Vũ Môn, di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nước Sốt - Sơn Kim. Tập trung phát triển các khu du lịch biển trọng điểm, như Thiên Cầm, Cửa Sót, Xuân Thành, Đảo nổi Xuân Giang.

3. Đầu tư hát triển kết cấu hạ ầ ng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ u lịch

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, nhất là các khu du lịch trọng điểm. Chú trọng xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, kết nối các địa bàn, tạo động lực phát triển du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch. Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế cảng biển, cảng thuỷ nội địa chuyên dùng, những địa bàn có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch đường biển và đường sông.

Tập trung đầu tư những khu du lịch trọng điểm đồng thời quan tâm công tác trùng tu, tôn tạo các di tích ịch sử, v ăn hóa ; khai thác hiệu quả tiềm năng các d anh thắng; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch theo hướng hiện đại; bảo đảm môi trường du lịch an toàn, văn minh , lịch sự để thu hút khách du lịch.

4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Nâng cao chất lượng và đổi mới các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước và ngoài nước; ưu tiên nguồn lực đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá góp phần giới thiệu hình ảnh, văn hoá, con người Hà Tĩnh, thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư.

Xây dựng chính sách về xúc tiến, quảng bá, h ỗ trợ phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực du lịch và các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

Nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch tỉnh trong việc xúc tiến, quảng bá du lịch. Phát huy vai trò của cộng đồng người Hà Tĩnh ở trong nước, nước ngoài trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Thành lập quỹ hỗ trợ xúc tiến, quảng bá du lịch nhằm đảm bảo đủ nguồn kinh phí cho các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, từng bước giảm sự phụ thuộc vào kinh phí từ ngân sách nhà nước.

5. Tăng cường thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tạo động lực thúc đẩy xã hội hoá lĩnh vực du lịch, phát triển các cơ sở thương mại, dịch vụ

Thực hiện tốt cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là các tập đoàn lớn đầu tư kinh doanh theo hướng bền vững.

Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, các trung tâm mua sắm, giải trí, đô thị, nghỉ dưỡng cao cấp tại các địa bàn trọng điểm. Đẩy nhanh tiến độ các dự án du lịch đã được cấp phép đầu tư.

Chỉ ban hành cơ chế, chính sách đủ mạnh khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia phát triển du lịch, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư chiến lược, bền vững có quy mô lớn. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh, phát triển du lịch cộng đồng và hưởng lợi từ du lịch.

Khuyến khích phát triển các tổ chức lữ hành, công ty du lịch nội địa chất lượng cao. Tăng cường xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hàng lưu niệm để phục vụ nhu cầu, thị hiếu mua sắm của du khách.

Chú trọng phát triển, khai thác thị trường khách du lịch, sản phẩm du lịch và các tuyến du lịch trọng điểm

Chú trọng xây dựng các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh gắn với các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Khai thác các tuyến du lịch quốc tế gắn với tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Tập trung khai thác, mở rộng thị trường du lịch các nước trong khối ASEAN, đặc biệt là vùng Đông - Bắc Thái Lan, Lào… Tăng cường khai thác khách du lịch từ các tỉnh phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ, miền Trung Tây Nguyên, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Xác định rõ sản phẩm du lịch chủ lực để tập trung đầu tư, khai thác. Tập trung đầu tư, khai thác phát triển sản phẩm du lịch biển, du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, du lịch sinh thái gắn với các sản phẩm du lịch bổ sung như du lịch công vụ, du lịch cộng đồng. Chú trọng khai thác các giá trị di sản văn hoá như: Truyện Kiều - Nguyễn Du, ca trù, dân ca ví, giặm, Mộc bản trường học Phúc Giang, các lễ hội văn hoá để phát triển du lịch. Đồng thời, phát triển du lịch để tôn tạo, gìn giữ, quảng bá, nâng tầm, phát huy giá trị văn hoá của Hà Tĩnh. Phát  triển các sản phẩm du lịch theo hướng liên kết chuỗi sản phẩm du lịch vùng và khu vực; hình thành chuỗi, tour, tuyến, du lịch tại các địa bàn trong tỉnh.

7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo du lịch hiện có đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong xu thế hội nhập quốc tế. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho đội ngũ cán bộ, nhân viên các cơ sở kinh doanh du lịch và cộng đồng địa phương tại các khu, điểm du lịch. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo du lịch. Phối hợp với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Chú trọng nâng cao hiểu biết về truyền thống, lịch sử, văn hoá Hà Tĩnh, kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp , nhất là tinh thần, thái độ, trách nhiệm cho lực lượng lao động ngành Du lịc . Quan tâm thu hút nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.

8. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương và các cơ sở hoạt động du lịch, dịch vụ. Thực hiện tốt việc bảo vệ, tôn tạo, phát triển môi trường du lịch theo quan điểm xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan đến du lịch.

Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, khắc phục hạn chế trong các hoạt động du lịch và hướng dẫn, hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh, hoạt động du lịch, dịch vụ đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp trong tổ chức triển khai, quản lý hoạt động du lịch . Tăng cường vận động, giáo dục ý thức của doanh nghiệp, người dân tham gia vào hoạt động du lịch, xử lý các tệ nạn và tiêu cực phát sinh trong quá trình phát triển du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách.

Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, phát huy tiềm năng, thế mạnh và khai thác các cơ hội, nguồn lực để phát triển, mở rộng, liên kết, hợp tác, phát triển du lịch với các nước trong khu vực, các tỉnh, thành phố trong cả nước.

IV . TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các huyện ủy, thành ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

2. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng và t ổ chứcthực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về phát triển du lịch phù hợp với tình hình thực tế từng thời kỳ .

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh .

Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh uỷ, các đảng đoàn, ban cán sự đảng theo chức năng, nhiệm vụ  theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Nghị quyết được quán triệt đến tận đảng viên và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân. /.

https://hatinh.dcs.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 143


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1115268

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72797977