20:21 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhìn lại chặng đường thực hiện dự án IMPP: Quy mô nhỏ nhưng tác động lớn.

Chủ nhật - 24/02/2013 00:09
Sau hơn 5 năm thực hiện, Dự án IMPP ( Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo Hà Tĩnh) đã kết thúc một cách thành công. Hà Tĩnh được đánh giá là địa phương dẫn đầu trong 11 dự án đã và đang thực hiện tại Việt Nam ở 3 phương diện: năng lực tổ chức quản lý thực hiện dự án; mục tiêu dự án và sáng kiến đổi mới…

Cũng chính vì vậy Hà Tĩnh còn tạo dựng được niềm tin đối với các nhà đầu tư cho việc triển khai dự án IFAD 3 trong một tương lai gần; đồng thời là điểm đến học hỏi và chia sẽ kinh nghiệm của tổ chức IFAD châu Á- Thái Bình Dương, châu Phi...được tổ chức vào ngày 14/3 sắp tới.

`MoSEP ở Hà Tĩnh đang được triển khai có hiệu quả`
Ngài Henning Pedersen- Giám đốc chương trình quốc gia IFAD tại Việt Nam tại buổi làm việc với Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện và Ban điều phối Dự án IMPP Hà Tĩnh

Hiệu quả của việc “ chung tay góp sức”

“ Thành công của dự án trước hết phải khẳng định là sự vào cuộc một cách quyết liệt của các cấp các ngành, chính quyền địa phương cấp huyện, xã; đặc biệt là vai trò của UBND tỉnh trong việc tạo chữ “tín” đối với nhà tài trợ thông qua các cam kết và thực hiện có hiệu quả cam kết bằng những việc làm cụ thể” Giám đốc dự án IMPP Phan Thành Biển nhấn mạnh. Tuy nhiên nếu nhìn lại chặng đường đã qua có thể thấy rằng, dự án được triển khai trong những bước đi chập chững đầu tiên đã vấp phải không ít khó khăn. Mặc dù nguồn vốn hỗ trợ được Chính phủ Việt Nam ký kết với Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp và có hiệu lực từ tháng 4/2007, nhưng đến đầu 2008 dự án mới chính thức khởi động. Tiến độ bị chậm mất 6 tháng do không có vốn cùng với đó là suy thoái kinh tế thế giới diễn ra. Trong điều kiện Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc diện nghèo nhất nước, mật độ dân số cao, mức độ nghèo đói ở vùng nông thôn cao trong khi đó BĐKH đang hiện hữu trên địa bàn ngày càng rõ nét chính là những thách thức không nhỏ với đội quân quản lý dự án non trẻ.

Quy mô nhỏ nhưng tác động lớn.
Đoàn IFAD vê thăm mô hình xã Cẩm Thành huyện Cẩm Xuyên

Trước khi rời Việt Nam nhận nhiệm vụ mới Giám đốc IFAD tại Việt Nam, bà Asuko Toda vẫn dành những tình cảm đặc biệt đối với các cộng sự thực hiện dự án “ các bạn là những người tâm huyết, năng động và sáng tạo. Việt Nam mãi mãi trong trái tim tôi và tôi sẽ quay trở lại” Bà Asuko Toda nói. Thế nhưng thủa đầu, chính những người này lại luôn băn khoăn và trăn trở với câu hỏi: không biết làm như thế nào và nên bắt đầu từ đâu?. Bởi đây là một dự án mới mẻ với rất nhiều nội dung và hạng mục. Đó cũng là điểm khác biệt lớn nhất so với các dự án mà IFAD đã và đang đầu tư vào Hà Tĩnh. Cũng vì lẽ đó những bước đi thận trọng đầu tiên được thực hiện thí điểm tại 6 xã điểm thuộc 2 huyện Nghi Xuân, Thạch Hà. Và rồi kết quả gặt hái chưa thực sự là hài lòng nhưng đủ để đội ngũ làm công tác quản lý dự án nhận diện được những bước đi tiếp theo từ đó nhân rộng phạm vi ra 50 xã thuộc 8 huyện trên địa bàn tỉnh. Dự án kết thúc được tổ chức IFAD đánh giá là đơn vị dẫn đầu ỏ 3 phương diện: năng lực tổ chức quản lý thực hiện dự án, mục tiêu thực hiện và sáng kiến đổi mới. Thành công này là sự phối hợp chung tay góp sức của cả cộng đồng.

Những kết quả làm thay đổi diện mạo miền quê nghèo

Với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 18,35 triệu USD, dự án IMPP được chia làm 5 tiểu hợp phần bao gồm: hỗ trợ cơ hội trường cấp xã; hỗ trợ việc làm và phát triển doanh nghiệp; cấp vốn cho doanh nghiệp; điều phối dự án và xây dựng quỹ kích thích năng lực hoạt động. Có thể nói đây là một dự án quy mô nhỏ nhưng hiệu quả đạt được rất lớn và làm thay đổi diện mạo vùng quê vốn được coi là nghèo nhất nước.

Quy mô nhỏ nhưng tác động lớn.
Giám đốc chương trình quốc gia IFAD tại Việt Nam về thăm mô hình xã Tượng Sơn

Sự thành công của dự án có được trước hết phải khẳng định là nhờ các phương pháp tiếp cận có tính đồng bộ, hệ thống và nhất quán. Đặc biệt là trong nỗ lực chung của toàn tỉnh là cải thiện môi trường đầu tư, mọi hoạt động lập kế hoạch trong khuôn khổ dự án đều hướng đến thị trường với điểm sáng là sự thành công và nhân rộng CMOP/MoSEDP. Các mô hình triển khai cũng được thiết kế đa dạng và sáng tạo nhằm tăng cường kết nối thị trường và đảm bảo tiếp cận cho người dân, đặc biệt là người nghèo và phụ nữ luôn được coi là trọng tâm của mọi can thiệp hỗ trợ của dự án. Bên cạnh đó các nỗ lực giảm nghèo đều bám sát với nguyên nhân đói nghèo, xây dựng và thực hiện dự án đều dựa trên sự phân cấp và trao quyền cho cấp xã.

Cho đến nay, dự án đã có ảnh hướng tác động tích cực đối với 216.391 người tại 50 xã thuộc dự án. Đặc biệt là dự án đã thành công trong việc mục tiêu tổng quát là góp phần cải thiện thu nhập bền vững cho người nghèo tại các vùng nông thôn Hà Tĩnh. Tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm từ 33,4% (năm 2006) xuống chỉ còn 15,4% (2011). Quá trình thực hiện dự án đã thành lập được 528 nhóm tín dụng, tiết kiệm với 7.940 thành viên (100% là nữ), tổng số vốn giải ngân trên 20 tỷ đồng; xây dựng được 179 công trình với tổng giá trị giải ngân trên 131 tỷ đồng. Cùng với đó, IMPP đã góp phần tích cực trong việc thay đổi chỉ số PCI trên bảng xếp hạng. Từ vị trí 57/64 tỉnh thành chỉ số này đã có bước đột phá và xếp thứ 7/63 tỉnh thành cả nước. Chưa hết, Hà Tĩnh còn đạt điểm cao nhất ở hệ số gia nhập thị trường chính là một minh chứng rõ nét về thành công của IMPP bởi yếu tố xuyên suốt của dự án là tăng cường và cải thiện tiếp cận thị trường của địa phương.

Những cải thiện đáng kể về kinh tế và thu nhập qua tác động của dự án đã giúp người dân vùng dự án giảm đáng kể tình trạng thiếu ăn và cải thiện mạnh mẽ về dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ mức 19,7 năm 2008 xuống còn 10% năm 2011.

Các tác động mang tầm chiến lược.

Điểm khác biệt và nổi bật nhất mà IMPP đem lại so với các dự án khác đó chính là mang lại hiệu quả thiết thực mang tính bền vững và thực tiễn cao theo kiểu “ cho cần câu thay con cá”. Nếu xét về sản xuất, dự án đã có tác động lớn đến phương thức sản xuất thông qua việc phổ biến mô hình kinh tế tập thể (tổ nhóm). Những mô hình này đã cải thiện năng suất giảm chi phí và tăng vị thế đàm phán cho người sản xuất. Bên cạnh đó, dự án còn cho vay thông qua các nhóm tín dụng, tiết kiệm phụ nữ được hàng nghìn khoản vay với dư nọ hàng chục tỷ đồng, giúp người dân phát triển sản xuất hàng hóa và các chuỗi giá trị ( cam bù, bưởi Phúc Trạch, lúa, lợn lạc, rau, ớt) tiếp cận thi trường trong tỉnh ra thành phố trong nước, thậm chí là ra cả thị trường nước ngoài thông qua các trung gian thu nua hàng xuất khẩu.

Không chỉ bó hẹp trong vùng dự án, IMPP còn có những tác động nhất định đối với việc cải cách của Hà Tĩnh nói riêng, Việt Nam nói chung. Đặc biệt là nhân rộng phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo định hướng thị trường ra toàn tỉnh. Đồng thời góp phần không nhỏ vào công tác điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu cung cầu lao động trên địa bàn tỉnh giúp Hà Tĩnh trở thành 1/15 tỉnh thành phố có hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ về cung- cầu lao động đến tận các xã phường, thôn xóm, doanh nghiệp.

Những tác động của IMPP sau khi kết thúc dự án không đơn thuần là cải thiện nâng cao đời sống của người dân nghèo vùng nông thôn, làm thay đổi diện mạo tỉnh nghèo mà còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội bền vững. Đặc biệt IMPP còn tham gia tích cực vào công cuộc HĐH-CNH và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên quê hương Hà Tĩnh.

HOÀI NAM (baohatinh.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thực hiện, dự án

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 295

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 294


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 998281

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71225596