20:05 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát huy giá trị ca trù để giữ trọn hồn cốt dân tộc

Thứ sáu - 26/12/2014 21:58
Trong cái lạnh của mùa đông lác đác những hạt mưa phùn, con đường dẫn tôi về Nghi Xuân như xa ngái, chung chiêng hơn. Về miền đất của cái nôi ca trù, bỡ ngỡ mà thân quen, bâng khuâng mà da diết. Có lẽ bởi cho đến ngày này, tôi chỉ mới duy nhất một lần được tận mắt xem, tận tai nghe những làn điệu lắt léo, tình tứ ấy. Để nhận ra rằng, những giá trị của ca trù cần phải được phát huy và phổ biến nhiều hơn nữa...

Lối hát bác học

Chỉ đơn thuần nghe và xem ca trù, nhiều người có thể thấy lạ lùng bởi tiếng hát trong trẻo nhưng réo rắt, trầm bổng đến diệu kỳ. Phải thật tinh ý và có chút hiểu biết, người nghe mới thực sự hòa mình với ca trù. Đúng như lời của chị Trần Thị Cảnh - Phó Giám đốc Trung tâm VHTT huyện Nghi Xuân: “Ca trù có lối hát bác học, kén người nghe mà cũng kén người diễn. Đặc biệt, với không gian bây giờ, thật khó để phát huy hết giá trị của từng làn điệu.

Phát huy giá trị ca trù để giữ trọn hồn cốt dân tộc

Những giá trị của ca trù Cổ Đạm cần được phát huy và phổ biến nhiều hơn nữa. Ảnh: Quang Vinh

Cũng không mấy khó hiểu bởi có mặt và thịnh hành ở Việt Nam từ thế kỷ XV, ca trù được xem là loại hình nghệ thuật cung đình và được giới trí thức yêu thích. Đấy là sự phối hợp nhuần nhuyễn và là đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc. Trong đó, dùng nhiều thể văn chương nghệ thuật như phú, truyện, ngâm, nhưng phổ biến nhất là hát nói. Đi kèm là bộ phách, đàn đáy và trống chầu. Đặc biệt, ca nương phải có chất giọng thanh, cao và vang; biết ém hơi, nhả chữ, biết nảy hạt, đổ con kiến. Kép đàn phải tùy vào khổ đàn, khổ phách, tiếng ca mà tạo sự hài hòa; người cầm chầu lại hết sức tinh tế để biết thưởng, chê đúng chỗ. Cái hay và độc đáo của ca trù còn thể hiện ở không gian trình diễn. Các đào nương, kép đàn và quan viên (cầm chầu) ngồi ngay ngắn trên tấm chiếu trải giữa tư gia hay sân đình, đền, chùa mà say mình trong từng thể cách.

Ca trù độc đáo ở chỗ, phần lớn lời hát được viết bằng chữ Nôm, lời ca luyến láy. Trong ca trù thì thơ là thành tố quan trọng, nhiều thể thơ quen thuộc như lục bát, song thất lục bát được sử dụng. Bởi được biểu diễn nhiều trong cung đình và sử dụng văn tự chữ Nôm nên đến bây giờ, nhiều người học hát ca trù khó có thể hiểu hết ý nghĩa của từng câu chữ. Chị Cảnh cất tiếng hát trong “Hồng hồng tuyết tuyết” minh họa:

Mới ngày nào còn chưa biết chi chi

Mười lăm năm thấm thoát có xa gì

Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu

Ngã lãng du thời quân thượng thiếu

Quân kim hứa giá, ngã thành ông

Cười cười nói nói sượng sùng,

Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại…

Cái riêng của ca trù là không có sự phát triển thành các ca khúc mới như thường thấy ở dân ca ví, giặm. Ca trù chỉ có lời cổ - lời mới, tức dựa vào lời cổ mà thay lời mới của cùng một làn điệu. Chẳng hạn, các làn điệu như “Chúc khổ” được soạn lời mới thành “Cung chúc tân xuân”; “Đại thạch” soạn lời mới “Thắm tình dân quân”… Được biết, ở Nghi Xuân, chỉ có ông Nguyễn Ban mới soạn được lời mới cho các làn điệu, bởi muốn viết lời, tác giả phải thực sự am hiểu về nghệ thuật ca trù. Song, với điệu “Tứ quý” thì chưa ai có thể soạn được lời mới.

Cần sự quan tâm đặc biệt

Năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Những năm tiếp theo, được nhiều ban, ngành quan tâm khôi phục, ca trù dần có được hơi thở và sức sống mãnh liệt. Tại cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO trong các ngày từ 24 - 28/11/2014, ca trù tiếp tục được công nhận là di sản được bảo vệ.

Chị Trần Thị Cảnh cho hay, công cuộc khôi phục ca trù ở Nghi Xuân đã được chú trọng từ những năm 1990. Ngày ấy, các chị phải cơm đùm, cơm nắm đến học hát tại nhà nghệ nhân Phan Thị Mơn, Phan Thị Nga, Hà Thị Bình... Nay các cụ không còn, song câu hát vẫn được lưu giữ trong các cuốn băng ghi âm, sổ chép tay. Hiện nay, ca trù Nghi Xuân đã khôi phục được hơn 20 làn điệu, nhưng chỉ mới phổ biến được 10 làn điệu như hát mở, hát mưỡu, hát nói, hát phú, hát huỳnh…

Cùng với Trung tâm VHTT huyện, 2 CLB ca trù Nguyễn Công Trứ và Cổ Đạm vẫn duy trì đều đặn nếp sinh hoạt. Chị Dương Thị Xanh - Chủ nhiệm CLB Ca trù Cổ Đạm cho biết: “Chiều thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, tôi và chồng lên Khu di tích Nguyễn Công Trứ dạy và sinh hoạt cùng CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ, phục vụ du khách. Đây là hoạt động phối hợp giữa 2 CLB bên cạnh việc truyền dạy và xây dựng các chương trình biểu diễn ca trù”.

Cho đến thời điểm hiện tại, khi ca trù đã có chỗ đứng nhất định, việc tiếp tục phát huy không phải là điều dễ dàng. So với những năm mới thành lập, từ 1998 đến nay, lượng thành viên chỉ còn một nửa. Nếu như trước đây, 2 CLB có khoảng 50, 60 người tham gia sinh hoạt thì bây giờ chỉ còn 30 người.

Hiện nay, CLB Ca trù Cổ Đạm cả tháng mới sinh hoạt 1 lần, không đều đặn tối thứ 7 hàng tuần như trước. Bằng trái tim, nhiệt huyết, đam mê với loại hình nghệ thuật dân gian, các ca nương, kép đàn vẫn duy trì và nuôi dưỡng ca trù như đứa con tinh thần. CLB Ca trù Cổ Đạm tham gia nhiều liên hoan, liên tục nhận bằng khen của Bộ VH-TT&DL từ năm 2005-2014. Đặc biệt, tại liên hoan ca trù toàn quốc năm 2014 vừa qua, tiết mục “Tứ quý” của CLB vinh dự được trao giải vàng. Ngoài ra, CLB còn đạt các giải: phục hồi vốn cổ cho tiết mục “Vọng đại thạch”; giải xuất sắc cho đào nương Dương Thị Xanh, kép đàn Trần Văn Đài; giải đào nương triển vọng cho em Nguyễn Thị Hà (12 tuổi).

Thành quả lớn lao như minh chứng cho sự nỗ lực của con người, cho giá trị và sức sống của ca trù. Dẫu vậy, niềm tin, niềm hy vọng cho tương lai của loại hình nghệ thuật này vẫn luôn khắc khoải trong lòng những người gìn giữ, truyền dạy.

Chị Cảnh trải lòng: “Kinh phí để duy trì CLB, hỗ trợ các nghệ nhân không có. Các ca nương, kép đàn say sưa bám trụ với ca trù chỉ bởi tình yêu, niềm đam mê, ý thức gìn giữ nét văn hóa truyền thống cha ông. Bên cạnh đó, không gian trình diễn không còn ở tư gia, đình, đền, chùa như nó vốn có, lớp trẻ lại không mấy hứng thú với ca trù”.

Đã đến lúc cần sự quan tâm, có chế tài phù hợp để lối hát bác học mãi đi cùng năm tháng. Ấy cũng là cách giữ trọn hồn cốt dân tộc.

Mai Phương
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 598


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1346872

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74393843