Nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình là một ngành kinh tế cung cấp sinh kế cho hơn 9,50 triệu hộ dân nông thôn. Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về các mặt hàng như: gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sản phẩm gỗ và các sản phẩm thủy sản. Trên cơ sở những điều kiện nhất định của ngành nông nghiệp, nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế của ngành được đặc biệt chú trọng.
Đến nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán 7 hiệp định thương mại tự do với các đối tác đa phương, khu vực và song phương về lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN cam kết cắt giảm thuế mở cửa thị trường nhóm nông, thủy sản có 1.434/1.539 dòng thuế về 0%, lâm sản có 149 dòng thuế giảm xuống mức 0%; khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc cam kết giảm 90% dòng thuế về 0% vào năm 2018; khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ cam kết đưa 78% dòng thuế về mức 0% vào năm 2020; khu vực mậu dịch tự do ASEAN -Australia cam kết đưa 91% dòng thuế về mức 0% vào năm 2020; khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc thực hiện xóa bỏ thuế quan vào 2016, một số dòng được linh hoạt đến 2018; khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Nhật bản cam kết 88,6% số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan; khu vực mậu dịch tự do Việt Nam - Nhật Bản có 93 dòng hàng hóa cắt giảm còn 5-10% thuế, 902 dòng cắt giảm còn 10-25%, 35 dòng còn 25-45%....
Mô hình trồng rau, của, quả chất lượng cao của Hà Tĩnh có nhiều điều kiện tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp |
Tham gia đóng góp ý kiến tại hội nghị, đại biểu các địa phương chỉ ra một số hạn chế trong hội nhập quốc tế của ngành, trong đó nhấn mạnh công tác tuyên truyền chưa hiệu quả về thời cơ và thách thức do quá trình hội nhập mang lại nên nhiều đơn vị, địa phương, doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển phù hợp; môi trường chính sách thiếu đồng bộ, thiếu hệ thống và chưa bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế; hệ thống quản lý nhà nước còn nhiều bất cập như mức đầu tư vào nông nghiệp chưa tương xứng,...
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh hội nhập kinh tế quốc tế là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam, là công cụ quan trọng để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Thời gian tới, mục tiêu của ngành là phát huy toàn diện vai trò hội nhập để phát triển ngành theo các mũi nhọn như phát triển bền vững, phát triển thị trường giá trị cao, tạo môi trường bình đẳng, phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư.
Theo đó, cần nghiên cứu, đánh giá, dự báo tác động hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản, cạnh tranh doanh nghiệp, xây dựng các lực lượng tham gia các tổ chức quốc tế, cải cách thể chế quản lý bộ máy nhà nước, rà soát lại các văn bản pháp luật để có sửa đổi cho phù hợp với các cam kết... Đặc biệt, quan tâm đến công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hội nhập thông qua việc thông tin kịp thời và đầy đủ những nội dung mới của các hiệp định thương mại, tổ chức phổ biến rộng rãi về lộ trình và mức độ tác động của hiện định để các đơn vị có phương án hoàn chỉnh quy hoạch, chiến lược phù hợp.
Phát biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn thông tin việc ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đang triển khai và xúc tiến triển khai một số chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao như: rau - củ - quả, chăn nuôi bò, lợn chất lượng cao; mô hình các bơn, cá mú... và đã đạt một số kết quả khả quan.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, việc hội nhập kinh tế quốc tế của ngành là điều tất yếu và Hà Tĩnh đang phát triển đúng hướng. Tuy nhiên, để tăng cường hội nhập cần tăng cường tuyên truyền về các mức thuế nhập khẩu, xuất khẩu; triển các giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong nước; xác định vai trò và tầm quan trọng của doanh nghiệp trong việc xây dựng chuổi liên kết để tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân ra thị trường thế giới...
Nguồn: baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn