Tuy nhiên, với những kết quả đạt được như vậy bên cạnh đó cũng không ít những khó khăn cho nghề khai thác thủy sản trên biển và đặc biệt là liên quan đến điều kiện làm việc của hàng vạn lao động trên biển trong thời gian qua, đó là: Điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, bão tố thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến thời gian chuyến biển và liên quan đến tính mạng của ngư dân; môi trường, ngư trường ngày càng bị ảnh hưởng, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt một phần do ý thức đánh bắt của người dân; nhận thức của ngư dân về áp dụng khoa học kỹ thuật và tính cộng đồng còn hạn chế.
Nghề cá Hà Tĩnh là nghề cá truyền thống quy mô nhỏ lẻ, sản xuất theo kiểu “chiều đi sáng về”, khó đầu tư phát triển thành nghề cá thương mại, sản xuất lớn; ngư dân nghèo, thiếu vốn đầu tư phát triển tàu cá lớn, đặc biệt là đầu tư tàu cá khai thác vùng khơi. Cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá và đảm bảo an toàn cho người và tàu cá chưa đáp ứng thực tiễn, chưa tạo được động lực thúc đẩy phát triển nghề cá.
Trao quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn tại Nghiệp đoàn Nghề cá Thạch Kim (huyện Lộc Hà)
Xuất phát từ tình hình trên, thực hiện chủ trương của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và của Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam, năm 2015 Liên đoàn Lao động tỉnh đã chủ trương thành lập 2 Nghiệp đoàn nghề cá tại Hà Tĩnh đó là Nghiệp đoàn nghề cá xã Thạch Kim, trực thuộc LĐLĐ huyện Lộc Hà và Nghiệp đoàn nghề cá xã Cẩm Nhượng, trực thuộc LĐLĐ huyện Cẩm Xuyên, tính đến nay 2 Nghiệp đoàn có 504 đoàn viên với 341 tàu cá lao động trực tiếp trên biển, quá trình hoạt động của Nghiệp đoàn dưới sự quản lý của các LĐLĐ huyện và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn của ngành thủy sản và của Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT đã đi vào hoạt động một cách có hiệu quả, thể hiện được vai trò của Nghiệp đoàn nghề cá trong tình hình hiện nay như: Tham gia xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong nghiệp đoàn với chủ tàu, với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, tinh thần đoàn kết cộng đồng để chủ tàu, các thuyền trưởng và ngư dân an tâm hơn trong việc ra khơi, bám biển; Các Nghiệp đoàn đã xây dựng quy chế hoạt động, tổ chức các buổi sịnh hoạt, tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến ngành nghề; đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong nghề nghiệp và đời sống; kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi gặp sự cố, tình huống xấu, rủi ro trong sản xuất và trong cuộc sống; Ban Chấp hành Nghiệp đoàn nghề cá tích cực nắm bắt tình hình đoàn viên, đặc biệt đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn kịp thời đề xuất với các cấp công đoàn và Nghiệp đoàn nghề cá Việt nam để có những hỗ trợ, giúp đỡ, động viên; Giảm thiểu được sự giành giật lao động giữa các chủ tàu, cùng nhau hỗ trợ khi có sự cố, cung cấp trao đổi thông tin về ngư trường, thị trường, giá cả, liên kết, hợp tác trong khai thác, tiêu thụ sản phẩm v.v. Vận động các thành viên trong Nghiệp đoàn cam kết thực hiện các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: không sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác hải sản...Từ đó đã giúp nâng cao nhận thức của ngư dân và chủ tàu đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước; các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời đi sâu nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên để xây dựng phương thức hoạt động hiệu quả; vận động các tàu, thuyền đánh bắt xa bờ đoàn kết, giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau, góp phần nâng cao hiệu quả chuyến biển, tạo việc làm, nâng cao đời sống của ngư dân và góp phần bảo vệ chủ quyền, biển đảo quê hương.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn