17:57 EST Chủ nhật, 05/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xã hội hóa xây dựng chợ (bài cuối): Cần hơn nữa sự đồng thuận!

Thứ sáu - 31/07/2015 21:19
Từ thành công bước đầu của phương thức xã hội hóa, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đang tiếp tục khảo sát, xúc tiến đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn. Để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sớm triển khai dự án, rất cần sự đồng thuận, song hành của chính quyền và các tầng lớp nhân dân.
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Châu Tuấn (chủ đầu tư dự án) đẩy nhanh tiến độ các hạng mục còn lại của chợ trung tâm thị xã Kỳ Anh.

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Châu Tuấn (chủ đầu tư dự án) đẩy nhanh tiến độ các hạng mục còn lại của chợ trung tâm thị xã Kỳ Anh.

Sức hút từ nhân tố mới

Mặc dù không phải là địa phương đi đầu trong công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ, nhưng cùng với sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế, xã hội địa phương, nhu cầu xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ càng trở nên cấp bách. Theo thống kê, trong giai đoạn 2010-2015, Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng mới 19 chợ, cải tạo, nâng cấp 31 chợ với tổng kinh phí 770 tỷ đồng, trong đó, nguồn xã hội hóa 628,5 tỷ đồng.

Thời gian qua, đã xuất hiện nhiều nhà đầu tư có năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý tham gia xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ như: Công ty CP Đầu tư phát triển công thương Miền Trung đã đầu tư xây dựng và đưa chợ Hội (Cẩm Xuyên) đi vào hoạt động; Công ty TNHH XNK Châu Tuấn đầu tư xây dựng chợ Nam thị trấn Kỳ Anh với tổng số vốn trên 159 tỷ đồng; Công ty TNHH Như Nam đầu tư xây dựng chợ thị xã Hồng Lĩnh (Bắc Hồng) với tổng số vốn 180 tỷ đồng…

Theo lãnh đạo Sở Công thương, chính sự ra đời của hệ thống chợ mới được nuôi dưỡng bằng “nguồn sữa” xã hội hóa đã góp phần cải tạo cơ sở hạ tầng thương mại, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả lưu thông hàng hóa, làm đòn bẩy kích thích sản xuất, tiêu dùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cả về số lượng lẫn chủng loại, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tiện ích... của người tiêu dùng.

Từ thành công bước đầu của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình xây dựng, quản lý chợ trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư khác tiếp tục “nối chân” chuẩn bị hoàn tất các thủ tục để xây dựng một số chợ như: HTX Môi trường và Quản lý chợ Lương Gia tại thôn Văn Lạc (Kỳ Văn, Kỳ Anh) xây dựng chợ Kỳ Văn với mức đầu tư dự kiến 2,5 tỷ đồng và HTX Trường Tân đầu tư chợ Trại (Hộ Độ, Lộc Hà) với số vốn dự kiến 14,546 tỷ đồng.

Ông Dương Văn Chiến - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH TM Hải Âu (Bắc Giang) cho biết, nhận thấy tiềm năng phát triển của địa phương, trên cơ sở năng lực tài chính và kinh nghiệm xây dựng hàng chục chợ có quy mô lớn trên toàn quốc, công ty sẽ tìm hiểu, nếu có thể, sẽ đầu tư từ 5-10 chợ trên địa bàn Hà Tĩnh, trước mắt là đầu tư chợ thị trấn Thạch Hà.

Xã hội hóa xây dựng chợ (bài cuối): Cần hơn nữa sự đồng thuận!
Thực tiễn quá trình xây dựng, quản lý hệ thống chợ trên địa bàn đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương xã hội hóa đầu tư. Ảnh: Thùy Dương

Cần sự đồng thuận

Thực tiễn quá trình xây dựng, vận hành và khai thác hệ thống chợ mới được đầu tư bằng nguồn ngoài ngân sách đã khẳng định được tính đúng đắn, cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu do chủ trương xã hội hóa đầu tư, xây dựng chợ mang lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được cái lợi của chủ trương xã hội hóa đầu tư, xây dựng chợ. Thực tế, quá trình triển khai xây dựng hệ thống chợ bằng phương thức xã hội hóa trên địa bàn tỉnh ta đã gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc.

Đơn cử, chợ Sơn (Hương Khê) là một trong những địa điểm đầu tiên được lựa chọn để kêu gọi nguồn lực xã hội hóa đầu tư, xây dựng. Tuy nhiên, do chính quyền địa phương không giải quyết được những khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ sự phản đối của các hộ kinh doanh ở chợ cũ trong một thời gian dài nên dự án xây dựng chợ mới bị tạm dừng mặc cho cơ sở hạ tầng tại chợ Sơn đã xuống cấp trầm trọng.

Tương tự, quá trình xây dựng chợ Hội (Cẩm Xuyên), chợ Hồng Lĩnh, chợ trung tâm thị xã Kỳ Anh cũng gặp phải sự phản đối của các tiểu thương tham gia hoạt động tại chợ cũ. Song, tùy theo điều kiện cụ thể, phương pháp triển khai, có nơi bà con tiểu thương đã đồng thuận, hăng hái tham gia hoạt động thương mại tại chợ mới, nhưng có nơi, các hộ kinh doanh vẫn phản đối, kích động, tụ tập đông người, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự và tiến độ triển khai chủ trương xã hội hóa đầu tư, xây dựng chợ.

Cũng theo ông Dương Văn Chiến, điều khiến lãnh đạo Công ty TNHH TM Hải Âu băn khoăn là làm thế nào để tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là bà con tiểu thương hiện đang tham gia kinh doanh, buôn bán tại các chợ. Đồng quan điểm trên, Giám đốc Công ty TNHH XNK Châu Tuấn - Bạch Thị Hường mong muốn, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ trương xã hội hóa đầu tư, xây dựng chợ. Ngoài ra, các hộ kinh doanh cần có cách nhìn thấu đáo về xu hướng của lĩnh vực hoạt động thương mại trên địa bàn, cùng chia sẻ lợi ích, trách nhiệm vì sự phát triển chung của mỗi địa phương.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bên cạnh những thuận lợi cơ bản như: chính sách hỗ trợ của tỉnh, sự đồng hành của chính quyền địa phương…quá trình xã hội hóa đầu tư, xây dựng chợ trên địa bàn đang gặp không ít khó khăn. Trong đó, sự phản đối của các hộ đang tham gia kinh doanh tại chợ cũ là vướng mắc lớn nhất, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng, hoạt động của các chợ mới. Vì lo lắng về giá thuê ki-ốt, phân vân về hiệu quả kinh doanh tại chợ mới, sợ mất quyền lợi… nên nhiều tiểu thương, thậm chí, cả BQL chợ cũ đã phản đối chủ trương xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ, do đó, đã có những hành động thái quá, tổ chức kích động, tụ tập đông người, thực hiện khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp…

Bên cạnh đó, nguồn vốn bỏ ra để đầu tư xây dựng chợ khá lớn, trong khi thời gian thu hồi vốn dài nên nhiều doanh nghiệp chỉ lựa chọn những địa điểm có lợi thế về thương mại để đầu tư. Ngoài ra, hoạt động quản lý chợ có tính đặc thù, như quản lý một “xã hội thu nhỏ”, bên cạnh tiềm lực tài chính, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Thực tiễn quá trình xây dựng, quản lý hệ thống chợ trên địa bàn đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương xã hội hóa đầu tư. Để tạo sự lan tỏa trong quá trình triển khai, các địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân.

Ngô Tuấn
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: đầu tư

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 68

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 67


Hôm nayHôm nay : 40675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 153829

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73200800