21:20 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xã nghèo xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 07/09/2014 21:15
Xây dựng nông thôn mới (NTM) đối với các xã nghèo ở miền núi thực sự là thử thách và khó đạt được thành công nếu không có quyết tâm cao. Chính vì vậy, trách nhiệm của những người lãnh đạo không chỉ có thuyết phục, vận động mà phải trực tiếp “cầm tay chỉ việc” cho dân thì mới tạo được phong trào. Thành công trong xây dựng NTM ở xã Ân Phú (Vũ Quang), có vai trò quyết định của đội ngũ lãnh đạo từ xã tới các thôn xóm.
Đoàn thanh niên Công ty Điện lực Hà Tĩnh giúp người dân xã Ân Phú, Vũ Quang chỉnh trang lưới điện

Đoàn thanh niên Công ty Điện lực Hà Tĩnh giúp người dân xã Ân Phú, Vũ Quang chỉnh trang lưới điện

Nhiều thập kỷ qua, cuộc sống của người dân Ân Phú chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt cùng với việc đầu tư vốn và kỹ thuật thấp, dẫn đến sự tăng trưởng về kinh tế chậm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 48%, cận nghèo chiếm 20%. Vấn đề hộ nghèo là sự thách thức nhất trong chiến lược xây dựng NTM của xã. Tuy nhiên, thế mạnh để có thể xóa nghèo và vận hành được nền kinh tế của Ân Phú lại không phải là ít. Xã có diện tích đất rộng; đội ngũ cán bộ tâm huyết và có tư duy mới, người dân đồng thuận với chủ trương, chính sách và mong muốn mở rộng sản xuất để xóa nghèo.

Ông Trần Văn Thư - Chủ tịch UBND xã Ân Phú cho rằng: “Khi cơ sở vật chất chưa đáp ứng thì sản xuất hàng hóa hạn chế là điều tất yếu. Diện tích trồng lúa của xã không nhiều, chỉ hơn 98 ha, nhưng ưu thế của xã là diện tích đất rừng nhiều, có thể phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và kinh tế vườn rừng”.

Hiện tại, Ân Phú có 478 ha đất lâm nghiệp và chủ yếu rừng thông phòng hộ đầu nguồn; 270 ha rừng thông đang được chuyển đổi sang trồng cao su. Một số hộ dân trồng keo, bạch đàn và khai thác thông thu nhập hàng chục triệu đồng/năm.

Những năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, bên cạnh tập trung chăm lo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, Ân Phú đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn. Ngoài hưởng lợi từ nguồn dự án và ngân sách địa phương thì nguồn huy động từ sự đóng góp của dân hay các nhà hảo tâm, con em xa quê rất ít, trong khi đó, 9,8 km đường liên thôn, liên xã và 2,8 km đường liên huyện xuống cấp trầm trọng, nhưng với sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền xã, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, Ân Phú đang phấn đấu hoàn thành tiêu chí đường giao thông trong thời gian sớm nhất để về đích NTM trong năm 2015 theo chỉ tiêu của tỉnh.

Theo Chủ tịch UBND xã Ân Phú - Trần Văn Thư, kinh nghiệm để triển khai công việc mới đến với dân là phải từng bước tuyên truyền, vận động để được dân tin, đồng tình, ủng hộ; không thể làm ào ạt hay áp đặt theo mệnh lệnh hành chính. Việc nào dân chưa đủ sức thì phải có thời gian. Bên cạnh tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều hình thức như: qua loa truyền thanh, lồng ghép tại các buổi sinh hoạt, chương trình tập huấn về xây dựng NTM, thì đã có hàng chục cuốn sổ tay xây dựng NTM được cấp phát để cán bộ từ xã tới thôn làm cẩm nang để thực hiện; hàng trăm tờ rơi được chuyển đến từng gia đình.

Tại Ân Phú, các tổ chức chính trị như: hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên đều hoạt động tích cực trong công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú như: tổ chức diễn đàn, hái hoa dân chủ, tổ chức treo băng cờ, pa-nô, áp phích tại nơi công cộng.

Trong các tiêu chí về xây dựng NTM, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch được xã coi là nhóm tiêu chí “xương sống”. Để làm tốt công tác quy hoạch, Ân Phú phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn thiết kế có trình độ chuyên môn cao, vì vậy đã được huyện phê duyệt khá sớm. Các đơn vị thôn xóm sau khi trình duyệt quy hoạch có sự đóng góp của các ban, ngành cấp huyện về một số nội dung trong quy hoạch không xây dựng trường THCS mà bổ sung quy hoạch đường giao thông vượt lũ, quy hoạch lại khu vực nghĩa địa nhằm đảm bảo an toàn về môi trường và sự an tâm về tâm linh ở mỗi gia đình.

Trong hơn 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Ân Phú đã xây dựng được 2 mô hình nuôi lợn 300-500 con, 2 mô hình 100-150 con, 55 mô hình từ 10 con trở lên. Hai cá nhân và một doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư trang trại quy mô 50 ha tại khu vực Đồng Quản. Bằng những chính sách khuyến khích kích cầu hỗ trợ của Nhà nước, ngân sách địa phương, hiện tại, Ân Phú đang có những tín hiệu tốt về phát triển ngành chăn nuôi.

Cùng với đó, xã tập trung các hoạt động khôi phục và phát triển làng nghề. Thời gian qua, địa phương đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh đào tạo một số lao động về mây tre đan có tay nghề cao và tổ chức dạy nghề cho hàng chục lao động làm hàng mây tre đan xuất khẩu.

Phan Thế Cải
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 271

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 270


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1074946

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72757655