Nếu coi tất cả các nguồn vốn đầu tư cho tam nông và hỗ trợ nông dân (ND) như một dòng sông tín dụng thì nguồn vốn chính sách của Nhà nước thông quaNgân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã và đang “xung kích” ở phân khúc khó nhất.
Nói là khó bởi phân khúc này gồm hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phần lớn dư nợ tín dụng chính sách tập trung ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi...
Thu hoạch gỗ nguyên liệu giấy từ rừng trồng bằng nguồn vốn cho vay hộ SXKD vùng khó khăn ở Hoành Bồ (Quảng Ninh). |
90% đối tượng thụ hưởng ở nông thôn
Sau 9 năm hoạt động (2003-2011), đến nay quy mô vốn của 18 chương trình tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng CSXH đạt 115.000 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD) với 11,4 triệu lượt hộ được vay vốn.
Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH, dư nợ vốn chính sách ưu đãi tập trung vào 6 chương trình tín dụng, trong đó chiếm phần lớn là chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; Chương trình cho vay HS-SV; cho vay hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn...
Tới 90% đối tượng thụ hưởng tín dụng ưu đãi thuộc khu vực nông thôn. Hiện 6,9 triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách khác đang có dư nợ tín dụng tại Ngân hàng CSXH. Trong số này, nhiều hộ được vay từ 2 chương trình tín dụng trở lên, đưa tổng dư nợ bình quân đạt 14 triệu đồng/hộ. ...
Hoạt động tín dụng và việc tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi tập trung ở nông thôn, địa bàn khó khăn nhất về địa hình, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt...
Ông Nguyễn Văn Lý- Phó Tổng giám đốc Ngân hàng CSXH cho biết, toàn quốc hiện có 100 xã đặc biệt khó khăn trong việc tổ chức giao dịch. Song, Ngân hàng vẫn tổ chức giao dịch tại xã đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo an toàn về con người và phương tiện.
“Lãnh đạo Ngân hàng CSXH từng cùng cán bộ của mình mang đồ ăn thức uống, đội mưa gió đi giao dịch tại các xã miền núi đặc biệt khó khăn. Bản thân tôi đã đi giao dịch tại các xã vùng sâu tỉnh Quảng Bình, đi xe máy quấn xích lên giao dịch tại các xã miền tây Quảng Nam...” - ông Lý chia sẻ.
Tiếp tục ưu tiên vốn cho “tam nông”
Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH, sau 9 năm hoạt động, tín dụng chính sách đã giúp 2,5 triệu hộ thoát nghèo; 2,5 triệu hộ tạo được việc làm nhờ vay vốn; khoảng 2,8 triệu lượt HS-SV được vay vốn đi học và hàng trăm ngàn ngôi nhà, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường được xây dựng...
Tuy nhiên, vốn chính sách vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhất là khu vực nông thôn. Trong bối cảnh nguồn vốn hạn hẹp, Ngân hàng CSXH đã có những giải pháp phù hợp.
Ví dụ, với chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn, số hộ được vay mức 100 triệu đồng được khống chế không quá 5%, còn lại mức vay phổ biến là 30 triệu đồng/hộ.
Chương trình tín dụng HS-SV, mức vay hiện nay là 1 triệu đồng/HS-SV/tháng. Nhiều hộ tiếp cận được nguồn vốn tạo ra sự bình đẳng, tăng tính đoàn kết cộng đồng, thôn xóm yên vui, đó cũng là một trong những tiêu chí của NTM...” - ông Lý khẳng định.
Kế hoạch năm 2012, nguồn vốn Ngân hàng CSXH tăng trưởng hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó 80% tập trung cho 3 chương trình tín dụng là cho vay hộ nghèo; HS-SV và cho vay giải quyết việc làm. Chiến lược phát triển đến năm 2020, nguồn vốn của Ngân hàng CSXH tiếp tục tham gia có hiệu quả vào Chương trình xây dựng NTM...
Theo Danviet
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn