Sau hơn 3 năm, cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (NTM) đang len lỏi và ngấm dần vào từng thôn, ấp, bản, làng. Tuy còn nhiều khó khăn, thử thách, nhưng bức tranh NTM sẽ ngày càng tươi sáng.
Những ý kiến trên đã được các vị khách mời chia sẻ tại Chương trình giao lưu truyền hình “Quê tôi ngày mới” do Bộ NNPTNT, Ban Khoa giáo (Đài Truyền hình Việt Nam), Báo NTNN và Công ty IDDC phối hợp thực hiện. “Quê tôi ngày mới” là Chương trình giao lưu truyền hình với chủ đề về xây dựng NTM. Khách mời của chương trình là những nông dân (ND) đi đầu trong xây dựng NTM; đại diện lãnh đạo chính quyền các địa phương, nhà khoa học, doanh nghiệp, người làm báo về Chương trình xây dựng NTM…Chương trình “Quê tôi ngày mới” sẽ được phát sóng vào ngày 3.2.2014 (tức ngày mùng 2 Tết Nguyên đán) trên 3 kênh VTV1, VTV2, VTV4.Những nông dân tiên phongChị Nguyễn Thị Xuy, hội viên ND xã Công Lý (Lý Nhân, Hà Nam) là người điển hình trong việc hiến đất làm đường NTM. “Xóm nghèo, nhưng có cơ chế Nhà nước hỗ trợ xi măng, dân tự tổ chức làm đường thì hộ nào cũng nhìn ra được cái lợi. Đập cái bờ tường mới xây hết mấy chục triệu đồng để dời lùi vào bên trong, nhà tôi cũng tiếc đứt ruột. Nhưng vì cái lợi lâu dài của gia đình, cái lợi chung nên rồi cũng vui vẻ và hăng hái…”- chị Xuy thổ lộ. Phó Chủ tịch thường trực T.Ư Hội NDVN và Tổng Biên tập Báo NTNN Lưu Quang Định tham gia buổi tọa đàm.
Đến từ Bắc Kạn, anh Cao Xuân Lãng, cán bộ Hội ND xã Quang Thuận (huyện Bạch Thông) chia sẻ: “Địa phương có truyền thống trồng quýt, hồng. Nhưng chỉ có quýt, hồng thôi thì chưa đủ. Sau nhiều lần tìm tòi, chuyển đổi cây trồng, đến nay chúng tôi đã có thêm nhiều loại cây ăn quả mới phù hợp với đất đai thổ nhưỡng của địa phương như cam Vinh, cam đường Canh, bưởi Diễn”. Theo anh Lãng, 1 hộ trồng thành công thì phải hướng dẫn, giúp đỡ các hộ khác trong xã cùng làm, mở rộng mô hình thì mới thành vùng sản xuất hàng hóa, thu nhập của người dân mới tăng…Là người đi đầu trong việc thu gom, xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ vi sinh, chị Ngô Thị Nhân, ở xã Phong Hiền (Phong Điền, Thừa Thiên- Huế) và cũng là một trong 62 ND được Chủ tịch nước trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2013” đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị tại chương trình. Chị Nhân cho biết: “Tôi lập trang trại ở vùng cát trắng, bón phân vô cơ cây không sống nổi nên phải mày mò tìm hiểu, học tập làm phân hữu cơ vi sinh từ rác. Ai cũng bảo tôi “khùng” vì mang rác về nhà. Song tôi vẫn vững tâm tin tưởng về sự thành công trong tương lai và sẵn sàng chấp nhận “làm việc bẩn để làng xóm sạch”. Việc làm của chị Nhân không chỉ giúp tận dụng được nguồn nguyên liệu bị bỏ phí, mà còn làm sạch cho môi trường nông thôn nơi mình sinh sống.Theo Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng, trên cả nước đã xuất hiện hàng ngàn hội viên, ND tiêu biểu, hăng hái đi đầu tham gia xây dựng NTM. Các cấp Hội ND trong cả nước cũng đang tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên hiểu đúng và thực hiện hiệu quả cuộc vận động toàn dân tham gia xây dựng NTM…Kéo doanh nghiệp xây dựng NTMÔng Tăng Minh Lộc - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) nhiều lần chia sẻ rằng, trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, tiêu chí phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và tiêu chí môi trường là quan trọng nhất. Nói thì dễ, nhưng làm thế nào để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ND là trăn trở của không ít cán bộ, các ngành. Trong số các địa phương, Quảng Ninh là nơi có cách làm đáng chú ý. Qua 3 năm thực hiện xây dựng NTM, tỉnh Quảng Ninh được đánh giá là địa phương đi đầu của khu vực 15 tỉnh miền núi phía Bắc. Tham gia chương trình giao lưu, ông Đặng Huy Hậu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Ba năm qua, địa phương tạo được sự đồng thuận cao từ lãnh đạo tỉnh cho đến cơ sở. Tỉnh ủy có Nghị quyết 01 kèm theo đó là cơ chế, chính sách về tài chính, kế hoạch tổ chức thực hiện, khoa học công nghệ… để thực hiện xây dựng NTM”. Hoạt động xây dựng NTM được tỉnh Quảng Ninh sơ kết hàng năm. Năm sau có điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tế và ngày càng làm rõ vai trò chủ động của cấp huyện, xã, phường và vai trò chủ thể tự giác tham gia của người dân. Chương trình “Quê tôi ngày mới” sẽ được phát sóng vào ngày 3.2.2014 (tức ngày mùng 2 Tết Nguyên đán) trên 3 kênh VTV1, VTV2, VTV4. |
“Ban đầu, nhiều người nghĩ NTM là một chương trình đầu tư của Nhà nước cho nông thôn. Điều này làm xuất hiện tâm lý trông chờ, ỷ lại ở cơ sở và người dân. Về sau chúng tôi phát hiện ra, rút kinh nghiệm là phải tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, huy động nhiều lực lượng trong đó có cả báo chí của T.Ư như tuyên truyền trên báo NTNN. Bản thân lãnh đạo chúng tôi phải đi đối thoại với dân, nghe dân nói, dân nêu ý kiến thì các ngành phải giải đáp về xây dựng NTM…”- ông Hậu cho biết. Ông Đặng Huy Hậu cho hay, cách làm của địa phương là quy hoạch vùng sản xuất, đưa khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và gắn tiêu thụ sản phẩm nông sản với dịch vụ du lịch. “Tỉnh đã xây dựng 23 thương hiệu nông sản phẩm hàng hóa, đến nay đã có 18 thương hiệu ra thị trường và bán chạy như rượu ba kích, nếp cái hoa vàng, sản phẩm chăn nuôi, rau sạch, một số loại hoa quả, chè…”. Một trong những kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh rút ra sau 3 năm thực hiện xây dựng NTM là tạo cơ chế, chính sách để “kéo” doanh nghiệp về nông thôn, gắn doanh nghiệp với phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ND. Hiện tỉnh đã “kéo” được 35 doanh nghiệp vào cuộc vận động xây dựng NTM.Ông Trần Mạnh Báo- Tổng Giám đốc Công ty Giống cây trồng Thái Bình (TSC) bày tỏ quan điểm: “Ở phía Bắc, tỉnh Thái Bình là địa phương dẫn đầu về xây dựng cánh đồng mẫu lớn, trong đó có sự đóng góp của TSC”. Theo ông Báo, xây dựng NTM là phải phát triển sản xuất, phát triển sản xuất rồi tính đến những việc khác sẽ thuận lợi hơn. Nhưng phải là phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng thương hiệu cho nông sản. Khắp từ Nam chí Bắc, đến nay TSC đã hình thành hơn 100 điểm sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao tập trung hàng trăm ha/điểm với phương thức ứng vốn, giống, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và mua lại sản phẩm… Phương Đông
Nguồn danviet.vn