Từ một câu chuyện trẻ hóa, chuẩn hóa cán bộ...
Năm 2001, khi đang là xã đội phó của xã Phù Việt – huyện Thạch Hà, anh Bùi Quang Thuận có trình độ mới chỉ học hết lớp 7. Kiến thức chuyên môn hầu như không có, nhận thức chính trị còn nhiều bất cập… là một lực cản không nhỏ để anh hoàn thành công tác chuyên môn của mình tại địa phương. Trước tình hình đó, nhận thức được tầm quan trọng của việc quy hoạch và đào tạo cán bộ nguồn, đảng ủy, chính quyền đại phương đã tạo mọi điều kiện để anh được đi học. Liên tục trong nhiều năm qua, anh đã hoàn thành chương trình THPT, trung cấp quân sự và trung cấp chính trị nhờ nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo của xã nhà.
Cán bộ xã là những người gần dân nhất, có vai trò lớn trong xây dựng NTM hiện nay. |
Trong 21 chức danh của xã Phù Việt, riêng về đại học đúng chuyên môn, chuyên ngành, xã đã có đến 14 đồng chí; về trình độ chính trị đều đạt chuẩn. Có được điều này, theo ông Nguyễn Bá Du – Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã Phù Việt –cho rằng: quan trọng nhất là phải quan tâm đến công tác con người, chú trọng đào tạo cán bộ kế cận về lâu dài của cấp ủy đảng chính quyền địa phương. 5 năm trở lại đây, xã đã có đến 9 cán bộ đi học, trong số đó, ngoài tạo điều kiện về thời gian, xã còn trích ngân sách hỗ trợ 50% học phí cho đại học và 100% cho trung cấp chuyên nghiệp. Cơ sở vật chất đồng bộ, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tận tình, có trách nhiệm, ý thức phấn đấu cao… là yếu tố quan trọng để xã Phù Việt nâng cao hiệu quả công tác của mỗi cán bộ đảng viên.
Và chuyện thực tế của nhiều địa phương...
Ông Ngô Văn Tứ vẫn làm việc như thế này mặc dù phòng làm việc của ông có đến hai cái máy tính |
Tiêu chí số 18 trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng Nông thôn mới quy định về công tác chuẩn hóa cán bộ, trong đó phải chú trọng công tác đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của bộ nội vụ; phải ban hành chính sách khuyến khích thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, trong thực tế, tại huyện Thạch hà cũng như phần lớn các địa phương trong tỉnh ta hiện nay, đây là điều không hề đơn giản. Vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt do vấn đề tồn tại từ trước nên lộ trình chuẩn hóa cán bộ hầu như không thể đáp ứng theo yêu cầu đặt ra. Tại xã Thạch Thanh huyện Thạch Hà, ông Ngô Văn Tứ, trưởng ban tài chính của xã chỉ còn ít tháng nữa là đến tuổi nghỉ hưu. 40 năm làm việc từ công tác đoàn, HTX, rồi cán bộ kế toán xã, ông có 18 năm đóng nộp bảo hiểm xã hội. Như vậy, đến tuổi nghỉ hưu, ông vẫn còn hai năm nữa mới đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương. Thời gian làm việc không còn nhiều, ông cũng không thể đi học theo yêu cầu chuẩn hóa, địa phương đã vận động ông nghỉ hưu trước quy định. Điều này không những giúp xã sẽ có chỉ tiêu tuyển công chức vào đầu năm 2013 theo quy định của Sở Nội vụ mà hơn hết, cá nhân ông cũng sẽ được xã hỗ trợ một số tiền không nhở để đóng bào hiểm tự nguyện trong hai năm tiếp theo. Tuy nhiên, trong vấn đề chuẩn hóa, quan điểm của ông thì hoàn toàn khác. Ông cho rằng: biết rằng trình độ thì tui không đáp ứng được nữa nhưng tui vẫn muốn làm đến tận ngày nghì hưu theo quyết định của nhà nước…Theo ông Lê Đăng Khâm – CT UBND xã Thạch Thanh – Huyện Thạch hà: câu chuyện này lại kéo theo một vấn đề khác đó chính là ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả trong công việc thường ngày của những cán bộ công chức trong điều kiện không thể chuẩn hóa theo lộ trình xây dựng nông thôn mới.
Thời gian qua đã có không ít chương trình liên kết đào tạo như thế này để chuẩn hóa cán bộ. |
Thạch Hà hiện hiện nay có 150 cán bộ chưa đạt chuẩn, 160 người đang đi học để đáp ứng chuẩn hóa, trong tổng số 648 cán bộ công chức xã, mới chỉ có 1% cao cấp chính trị, sơ cấp chính trị đang chiếm đến 38%; về chuyên môn tính cả trình độ sơ cấp cũng chỉ đạt 74%. Ngoài số cán bộ được tuyển theo chính sách thu hút nhân tài, phần lớn con số đạt chuẩn chủ yếu cũng từ các chương trình đào tạo tại chức, từ xa, các chương trình liên kết bồi dương, đào tạo tại các trung tâm. Và phấn đấu được điều này cũng không phải dễ dàng bởi không thể một lúc tất cả các bộ chưa đạt chuẩn đều đi học được. PV: Ông Phạm Đăng Oanh – Trưởng phòng Nội vụ huyện Thạch Hà cho rằng: để đáp ứng theo chương trình chuẩn hóa cán bộ cũng như chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, ngoài số cán bộ đang có khả năng đào tạo thì một vấn đề bất khả kháng mà huyện Thạch Hà đang gặp phải chính là còn không ít cán bộ không có khả năng đào tạo vì trình độ, tuổi tác, sức khỏe không cho phép. Phương án thay thế dần là tất yếu, tuy nhiên, đây cũng là điều gây không ít trăn trở băn khoăn cho những người làm công tác cán bộ huyện nhà.
Còn tại huyện miền núi Hương Khê, một đơn vị cũng được đánh giá cao về công tác chuẩn hóa cán bộ với tỷ lệ đạt chuẩn là 70,14%. Tuy nhiên, số cán bộ công chức chưa được đạo tạo qua một trường lớp nào chiếm đến 18,2%. Cá biệt như tại xã Hương Liên, đội ngũ cán bộ cốt cán như bí thư, chủ tịch, PCt đều nằm trong diện chưa được chuẩn hóa. Mặc dù huyện đã có chính sách phân bổ nhiều cán bộ chuyên môn được đạo tạo về công tác ở các vị trí như văn hóa, kế toán, tư pháp, địa chính... tuy nhiên, về cơ bản, đây vẫn là một địa phương còn có nhiều khó khăn về công tác cán bộ, cái thiếu nhất là đội ngũ cán bộ kế cận chủ chốt khó tìm ra được người có trình độ, được đào tạo bài bản. Đây cũng là điều mà ông Hoàng Công Lý – PCT UBND huyện Hương Khê nhấn mạnh: cán bộ xã họ là những người gần dân nhất, giải quyết các công việc trực tiếp nhất nhưng ngoài số cán bộ mới được tuyển dụng theo chính sách thu hút nhân tài thì vẫn còn nhiều trong số họ chỉ được bồi dưỡng đào tạo một cách chắp vá nhất. Trưởng thành từ phong trào, từ dân bầu xã cử…đến nay rất nhiều người đã không thể đáp ứng được yêu cầu công việc, thậm chí là yêu cầu của việc đào tạo lại. Cái khó nhất, trăn trở nhất ở đây cũng là việc rơi vào những cán bộ đã quá tuổi, không thể đào tạo tiếp.
Chính sách cho những cán bộ quá tuổi đào tạo, không thể chuẩn hóa vẫn đang là trăn trở của những người làm công tác cán bộ Thạch Hà |
Để thực hiện việc chuẩn hoá gắn lộ trình xây dựng nông thôn mới, Ông Nguyễn Văn Tuần – PGĐ sở Nội vụ cho biết: tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu đến hết năm 2015 sẽ chuẩn hóa 100% cán bộ cơ sở theo quy định. Hiện tại toàn tỉnh có 5462 cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn, trong đó có 2692 cán bộ chuyên trách và 2770 cán bộ công chức. Theo thống kê của sở Nội vụ, số chưa đạt chuẩn chủ yếu nằm trong nhóm cán bộ đảng, hội đồng, Uỷ ban và cán bộ đoàn thể. Cụ thể là còn gần 39% cán bộ đảng, hội đồng và 70% cán bộ đoàn thể chưa qua đào tạo. Đây là một áp lực lớn đặt ra cho các cơ quan chức năng và hệ thống chính trị ở các địa phương. Mặc dù thời gian qua đã có rất nhiều lớp đào tạo liên kết với các trường đại học,cao đẳng các địa phương cũng đã quan tâm tạo điều kiện để cử cán bộ đi học nhằm mục đích chuẩn hóa. Tuy nhiên, 53,7% cán bộ công chức và cán bộ các đoàn thể chưa đạt chuẩn là một con số vẫn còn khá cao, cần sự nỗ lực không nhỏ của các địa phương, nhất là bản thân mỗi cán bộ phải nhận thức được chuẩn hóa là điều tất yếu để đáp ứng nhu cầu công việc hiện nay.
Xây dựng nông thôn mới, cái quan trọng, cái cần chính là phải có tư duy mới, con người mới để làm nên mô hình mới, hiệu quả mới. Điều này, có vai trò không nhỏ của đội ngũ cán bộ cơ sở, những con người đi đầu bước trước, mạnh dạn, sáng tạo để có những ý tưởng mới, cách làm hay. Muốn vậy, việc cán bộ công chức cấp xã phải được đào tạo, ít nhất là phải có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị từ trung cấp trở lên theo tiêu chí nông thôn mới là rất quan trọng. Để tháo gỡ khó khăn này rất cần đến sự thỏa đáng của các chính sách hỗ trợ để có thể vận động thuyết phục, thay thế dần lớp cán bộ cũ, thu hút đãi ngộ các cán bộ có chuyên môn, ngiệp vụ, phẩm chất chính trị về địa phương công tác, cống hiến để góp sức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM hiện nay...
Thuận Huế
Đài PT-TH Hà Tĩnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn