09:47 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chạy đua thành tích, nhiều xã nợ tiền tỷ sau khi xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 06/04/2016 03:36
Ngoài những thành tích đáng kể đạt được trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011-2015, hiện nhiều địa phương của tỉnh Thừa Thiên - Huế đang phải gánh những khoản nợ xây dựng cơ bản lên đến tiền tỷ và khó có khả năng chi trả...

Điển hình, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, đến đầu tháng 4-2016, đã đạt được 13/19 tiêu chí; còn thiếu 6 tiêu chí nữa là được công nhận xã NTM. Tuy nhiên, ông Hoàng Công Phong, Chủ tịch UBND xã, cho hay, xã đang phải gánh khoản nợ xây dựng cơ bản lên đến 6,8 tỷ đồng.

Ông Phong cho biết, trong quá trình xây dựng NTM, xã được tỉnh và huyện hỗ trợ khoảng 70%, còn lại 30% được xã lấy từ nguồn vốn đối ứng. Song do ngân sách hạn hẹp nên hầu như xây dựng công trình cơ bản nào cũng đều phải nợ vốn.

 

Để xây dựng chợ và các công trình nông thôn mới, UBND xã Quảng Thọ đã phải chịu nhiều khoản nợ xây dựng.

Cụ thể, để đạt tiêu chí “Chợ nông thôn”, năm 2009, xã Quảng Thọ đầu tư khoảng 10 tỷ đồng xây dựng khu chợ trên diện tích 15.000m2. Từ năm 2014, chợ được đưa vào hoạt động, nhưng đến nay xã vẫn đang nợ 3,3 tỷ đồng vốn đối ứng và 3,3 tỷ đồng của doanh nghiệp nhận thầu xây dựng, chưa biết lấy tiền đâu để chi trả. Hay như, để đạt tiêu chí về y tế, xã Quảng Thọ đầu tư xây dựng trạm y tế; đến nay đã khánh thành đưa vào hoạt động, song vẫn còn nợ 400 triệu đồng tiền san ủi mặt bằng, đổ nền và một khoản nợ khác gần 500 triệu đồng làm đường bê tông…

Tương tự, xã Quảng Thành, Quảng Điền, thực hiện xây dựng NTM với các công trình như nhà văn hóa, trụ sở làm việc, đường bê tông liên thôn, hiện cũng phải “ôm nợ” với khoản tiền 2 tỷ đồng.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, ngoài 2 xã trên, do ngân sách, kinh phí hạn hẹp nên sau nhiều năm thực hiện việc xây dựng NTM, các xã trên địa bàn huyện như Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng An... đều gánh một khoản nợ lớn. Đặc biệt, nhiều xã bãi ngang của huyện Quảng Điền được Nhà nước hỗ trợ 85% số vốn xây dựng các công trình dân sinh và mỗi năm được hỗ trợ thêm 1,5 tỷ đồng xây dựng cơ bản, nhưng các xã này vẫn bị thâm hụt vốn trong quá trình xây dựng.

Trước thực trạng nợ xây dựng cơ bản lên đến tiền tỷ, ngoài chờ kinh phí của huyện và tỉnh cấp về, các xã Quảng Thọ, Quảng Công đã tính đến phương án bán đất để trả nợ. Ông Lê Duận, Chủ tịch UBND xã Quảng Công, cho hay, xã đã tổ chức đấu thầu nhiều lô đất, thu được 1,1 tỷ đồng, trả nợ xây dựng nhà văn hóa, trong khi xã cũng chỉ mới đạt được 15/19 tiêu chí NTM và còn nhiều tiêu chí đang thực hiện dang dở”…

Ngoài địa bàn huyện Quảng Điền, qua 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, huyện miền núi Nam Đông đã có 50% xã đạt 19/19 tiêu chí, như các xã Hương Lộc, Hương Giang, Hương Sơn, Hương Hòa, Hương Phú. Thế nhưng, hiện có nhiều xã cũng đang rơi vào cảnh nợ xây dựng cơ bản sau khi được công nhận là xã đạt chuẩn NTM.

Chủ tịch UBND xã Hương Hòa, ông Phan Gia Điền, bày tỏ, sau 3 năm xây dựng NTM, xã đã hoàn thành các tiêu chí với 100% trục đường xã, liên xã được đổ nhựa, hoặc bê tông hóa; các công trình trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang... với tổng nguồn vốn thực hiện hơn 20 tỷ đồng, trong đó có 8,5 tỷ đồng do người dân đóng góp. Đến đầu năm 2014, xã được công nhận là xã đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên - Huế đạt chuẩn NTM với 19/19 tiêu chí. Tuy nhiên, do gấp rút xây dựng các công trình công cộng nên hiện xã vẫn còn nợ một số tiền lớn sau khi “cán đích” NTM. Trong đó, phần bê tông hóa đường thôn, xóm, xã vẫn còn nợ 390 triệu đồng…

Ông Phạm Quyền, Phó Chánh Văn phòng điều phối chương trình xây dựng NTM tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, về huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng NTM giai đoạn 2012-2015, ngân sách tỉnh trích tối thiểu 20%; các huyện, thị xã trích tối thiểu 20%; cùng nguồn lực các xã huy động được để thực hiện xây dựng các công trình cơ bản, như nhà văn hóa, trường học, trạm y tế...

Theo đó, mỗi năm các xã được bố trí từ 60-100 triệu đồng, cộng thêm nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn để lấy tiền xây dựng các công trình này. Tuy nhiên, do một số xã không bán được đất, dẫn đến bị nợ đọng tiền xây dựng.

Xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, được nhân dân đồng tình thực hiện, qua đó góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn khởi sắc, người dân được thụ hưởng từ các công trình phúc lợi, y tế, trường học... Tuy nhiên, để tránh xảy ra tình trạng chạy đua thành tích, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ và giám sát kỹ càng việc xây dựng, nguồn lực đầu tư. Có như thế thì mới tránh được hiện tượng, các địa phương “ôm nợ” sau xây dựng NMT... 

Nguồn: cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 451


Hôm nayHôm nay : 62967

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1320448

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74367419