Đó là những nét chính trong báo cáo giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho tam nông do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện. Hôm nay (5.6), Quốc hội sẽ thảo luận về báo cáo này.
Hồ chứa nước Sông Móng (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) chưa được sử dụng hiệu quả. |
Vốn đầu tư tăng nhanh
Giai đoạn 2006 – 2011, tổng vốn đầu tư công cho tam nông từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) và trái phiếu Chính phủ là 432.788 tỷ đồng, bằng gần 50% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ. Ngoài ra, trong giai đoạn này, tổng giá trị hiệp định về ODA đã được ký kết hơn 26,897 tỷ USD, chiếm trên 94% là nguồn vốn vay ưu đãi, trong đó vốn đầu tư dành cho nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, giảm nghèo là 3,833 tỷ USD.
Dư nợ cho vay theo cơ chế tín dụng thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng bình quân 24%/năm. Tính đến hết năm, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng đạt gần 500 nghìn tỷ đồng, tăng 30,64% so với thời điểm một năm trước và gấp hơn 3 lần so với dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tại thời điểm cuối năm 2006.
Cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn được đầu tư lớn. Đến nay, tổng năng lực tưới thiết kế của hệ thống thủy lợi đạt khoảng 3,45 triệu ha đất canh tác. Các công trình thủy lợi còn đáp ứng mục tiêu ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha, duy trì cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trên 5,650 tỷ m3/năm. Đến năm 2011, đã có 99,8% số xã và 95,5% số thôn có điện.
Đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả
Tuy vậy, theo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, còn nhiều hạn chế, yếu kém trong đầu tư công cho tam nông. Cụ thể là, nguồn lực đầu tư còn thiếu so với nhu cầu. Vốn FDI đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn rất thấp và có xu hướng giảm dần, từ tỷ lệ 8% trong tổng cơ cấu FDI của cả nước năm 2001 xuống còn 1% năm 2010. Tính chung cả thời kỳ 1999 – 2010, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới thu hút được khoảng 738 dự án (không kể các dự án chế biến thực phẩm) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,3 tỷ USD, chiếm 2,3% trong tổng số vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
Báo cáo cho rằng, tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Ví dụ về đầu tư thiếu đồng bộ, thi công kéo dài gây lãng phí nguồn lực được nêu ra là Dự án hồ chứa nước Sông Móng (Bình Thuận). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 207 tỷ đồng, tưới cho 4.670ha đất canh tác nông nghiệp và điều tiết lũ cho hạ du và vùng phụ cần.
Công trình được bố trí vốn trái phiếu Chính phủ năm 2008, 2009 là 133,3 tỷ đồng (còn thiếu hơn 74 tỷ). Nhưng năm 2010, 2011, công trình không được tiếp tục bố trí vốn trái phiếu Chính phủ dù hệ thống kênh đang thi công dở dang làm nhà thầu phải tạm dừng, công trình không đảm bảo tiến độ. Hiện hồ đã tích trên 34 triệu m3 nước nhưng chưa được sử dụng hiệu quả...
Hải Phong
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn