10:52 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Định hướng xuất khẩu gạo thơm

Thứ bảy - 18/02/2012 08:56
(Chinhphu.vn)-Bộ NN&PTNT định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu dòng lúa thơm cao sản. Tuy giá bán có thấp hơn gạo thơm đặc sản nhưng ở phân khúc này, thị trường rộng hơn và không quá khắt khe về vấn đề chất lượng.
 

Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu trên 400.000 tấn gạo thơm, cao nhất từ trước đến nay, với giá bản khoảng 700 USD/tấn. Đây là một điểm mới đáng chú ý nhất của ngành lúa gạo trong năm qua vì từ trước đến nay lượng gạo thơm xuất khẩu không đáng kể.

Kế hoạch xuất khẩu gạo thơm năm nay khoảng 500.000 tấn.

Ngay từ đầu năm 2012, hoạt động xuất khẩu gạo thơm đã trở nên sôi động. Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), trong tháng 1 các doanh nghiệp đã xuất được gần 18.000 tấn.

Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch VFA, giá gạo thơm đặc sản của Việt Nam đang ở mức từ 780 - 800 USD/tấn, còn gạo thơm thường từ 650 - 700 USD/tấn. HongKong, Trung Quốc và Australia vẫn là những bạn hàng chính và khả năng mở rộng thị trường ở những nơi này còn rất lớn. Gạo thơm Việt Nam có tính cạnh tranh cao nhờ chất lượng tốt không thua kém gạo Thái Lan mà giá cạnh tranh hơn.

Xuất khẩu gạo thơm đang có tín hiệu khả quan, tuy nhiên chúng ta sẽ gặp khso khăn nếu  không xác định hướng đi hợp lý.

Đánh giá về khả năng phát triển của gạo thơm Việt Nam, GS TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, cho rằng số lượng gạo giao dịch trên thị trường thế giới mỗi năm khoảng 30 triệu tấn, trong số này gạo thơm chỉ có khoảng 2 triệu tấn. Điều này cho thấy nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng này là rất nhỏ. Từ trước đến nay Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan chiếm lĩnh gần như toàn bộ phân khúc này. Do đó, việc chúng ta “chen chân” vào là rất khó khăn nên cần phải thận trọng lựa chọn hướng đi riêng.

Theo GS Bùi Chí Bửu, cần chia thị trường gạo thơm thành 2 dạng là gạo thơm đặc sản (truyền thống) và gạo thơm cao sản (được lai tạo).

Ở phân khúc gạo thơm đặc sản có thể kể đến các loại gạo như Basmati của Ấn Độ và Pakistan, Khaodakmali của Thái Lan, Nàng thơm chợ Đào của Việt Nam. Trên thị trường thế giới, những loại gạo này có giá rất cao, từ 4 - 5 USD/kg. Tuy nhiên, Việt Nam không thể cạnh tranh được ở phân khúc này vì chất lượng gạo của các nước rất cao và chiếm lĩnh gần hết thị trường.

Bộ NN&PTNT định hướng sẽ phát triển sản xuất và xuất khẩu dòng lúa thơm cao sản. Đây là loại lúa thơm được con người lai tạo, có sản lượng cao - khoảng 5 tấn/ha và sau 30 năm, các nhà khoa học Việt Nam đã lai tạo được một số giống như: OM 4900, OM 6161, OM6162…

Chất lượng của gạo thơm cao sản Việt Nam không thua kém Thái Lan. Tuy giá bán có thấp hơn gạo thơm đặc sản nhưng ở phân khúc này thị trường rộng và không quá khắt khe về vấn đề chất lượng. 

Theo chinhphu.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 185


Hôm nayHôm nay : 54866

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 969425

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71196740