00:44 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đối thoại Chủ nhật Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân

Thứ bảy - 22/06/2013 23:23
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chương trình được Đảng và Nhà nước ta phát động nhằm góp phần thay đổi diện mạo, cải thiện đời sống cho người dân vùng nông thôn. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc đối thoại với ông Nguyễn Minh Tiến, Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xung quanh vấn đề này.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

Không chạy theo thành tích

Phóng viên (PV): Hiện nay, nguồn lực dân đóng góp được đặt trong nguồn lực chung để xây dựng NTM, tuy nhiên, ở nhiều địa phương xảy ra tình trạng dân đóng quá sức.

Ông Nguyễn Minh Tiến: Chúng ta đưa ra cơ cấu tỷ lệ đóng góp của người dân là 10%. Sau ba năm triển khai, có nơi, mức đóng góp của người dân cao hơn mức ban đầu chúng ta dự kiến. Ở đây phải nhìn theo hai khía cạnh: Khía cạnh thứ nhất, mang tính tích cực, là người dân thấy được ý nghĩa thiết thực, nên họ đóng góp cao hơn trên cơ sở tự nguyện, ví dụ: Quảng Nam, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai. Cơ chế của chúng ta là rõ ràng, minh bạch, công khai, cho dân biết, dân làm, dân thụ hưởng, dù mức đóng góp cao hơn dự kiến. Tuy nhiên, có thông tin ở một số địa phương, xã kêu gọi mức đóng góp cao, người dân phản ứng, chúng tôi đang kiểm tra. Quyết định số 695 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Việc huy động đóng góp của người dân là trên cơ sở tự nguyện, đối với nguồn đóng góp lớn phải thông qua hội đồng nhân dân, lấy ý kiến của cộng đồng. Chúng ta không bắt buộc, cưỡng ép, chạy theo thành tích.

PV: Qua thời gian thực hiện, cơ cấu nguồn lực nhà nước 40%, tín dụng 30%, 20% doanh nghiệp và hợp tác xã, 10% là của dân đóng góp, vậy cơ cấu này liệu đã hợp lý hay chưa?

Ông Nguyễn Minh Tiến: Cơ cấu này chúng ta tính cho toàn bộ chương trình, cho 9.052 xã, chứ không phải tính cho một địa phương cụ thể, một xã cụ thể. Chương trình NTM chúng ta triển khai thực hiện một giai đoạn dài, thực tế tại 11 xã điểm đã thực hiện thí điểm xây dựng NTM của Ban Bí thư giai đoạn 2009-2011 cho thấy, những năm đầu khi chúng ta triển khai xây dựng NTM chủ yếu là hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và đóng góp của dân.

Nhà nước ban hành chính sách, Nhà nước phải có trách nhiệm hỗ trợ, người dân thấy được lợi ích họ đóng góp, còn doanh nghiệp, khi cơ sở hạ tầng được cải thiện, thấy lợi nhuận, thì lúc đó họ mới đầu tư vào sản xuất. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng, khi thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của người dân, khi đấy họ mới cho vay, lúc đó nguồn vốn mới tăng lên. Ví dụ, ở xã Mỹ Long Nam, Cầu Ngang, Trà Vinh, năm đầu triển khai thì chủ yếu ngân sách nhà nước và người dân đóng góp; năm thứ 3, cơ sở hạ tầng được nâng cao, hạ tầng được cải thiện, rất nhiều ngân hàng đến cho vay, dư nợ tín dụng trên địa bàn tăng lên 300 tỷ đồng, chiếm 50% tổng số vốn xây dựng NTM ở Mỹ Long Nam.

Vào thời điểm này, chúng ta chưa thể khẳng định được hoàn toàn cơ chế đó đã hợp lý chưa mà cần thêm thời gian kiểm chứng. Nhưng xu thế chung cho thấy, xây dựng NTM, Nhà nước tạo ra môi trường đầu tư ưu đãi, cơ sở hạ tầng được cải thiện, hiệu quả sản xuất được nâng cao, vai trò của doanh nghiệp cũng như nguồn vốn tín dụng sẽ tăng lên. Còn 2-3 năm đầu, chủ yếu phụ thuộc ngân sách nhà nước vào đóng góp của người dân.

Cùng chung sức xây dựng nông thôn mới

PV: Tiêu chí số 10 về thu nhập của người dân là một tiêu chí khó nhất trong xây dựng NTM, ý kiến của ông như thế nào?

Ông Nguyễn Minh Tiến: Chương trình xây dựng NTM có 19 tiêu chí, trong đó tiêu chí số 10 quan trọng nhất, nó trực tiếp tác động đến đời sống người dân. Mục tiêu của xây dựng NTM, suy cho cùng, là làm sao nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn. Để nâng cao thu nhập của người dân, đây là bài toán tổng thể đòi hỏi cần phải có thời gian. Khi chúng ta đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, cũng cần phải có thời gian thì các công trình này mới phát huy tác dụng.

Từ 2013, đối với các xã đã xong quy hoạch cơ bản, Ban chỉ đạo Trung ương về xây dựng NTM đã có văn bản yêu cầu các xã tập trung ưu tiên hàng đầu cho công tác hỗ trợ phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân. Tiêu chí số 10 sẽ là trọng tâm của chương trình xây dựng NTM và các bộ, ngành cũng phải chung sức giúp các xã thực hiện tiêu chí này.

PV: Việc sửa đổi tiêu chí số 10 - tiêu chí thu nhập, ông đã nhận được phản hồi như thế nào về địa phương, hiện nay bao nhiêu xã đã đạt tiêu chí này?

Ông Nguyễn Minh Tiến: Trước đây, trong Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chúng ta đánh giá mức độ đạt chuẩn về thu nhập theo phương pháp tương đối trên cơ sở so sánh mức thu nhập bình quân một tỉnh. Tuy nhiên, sau ba năm triển khai, các địa phương đều phản ánh phương pháp tương đối này rất khó cho các xã thực hiện. Do đó, chúng tôi đưa ra phương pháp tuyệt đối với mức đạt chuẩn theo từng giai đoạn 2012, 2015, 2020. Kể từ khi có Quyết định số 342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày 20-2-2013), qua phản hồi của các địa phương thấy rằng, việc đưa ra phương pháp tuyệt đối thuận lợi hơn, là căn cứ để các xã phấn đấu đạt chuẩn tiêu chí số 10.

Việc thay đổi phương pháp tính đạt chuẩn không có nghĩa là chúng ta hạ thấp tiêu chí về thu nhập vì tiêu chí số 10 là quan trọng nhất trong xây dựng NTM. Trong Quyết định 342 có hai yêu cầu, thứ nhất, các xã đạt chuẩn phải đạt tuyệt đối như quy định của các bộ, ngành; thứ hai, phải có mức độ tăng trưởng thu nhập hằng năm cao hơn mức bình quân do các bộ, ngành ban hành. Như vậy, đòi hỏi kể cả các xã hiện nay đã đạt mức thu nhập cao 25-30 triệu đồng, mặc dù họ đạt chuẩn, nhưng nếu 2-3 năm nữa, mức thu nhập của họ không tăng thì họ sẽ không đạt chuẩn sau khi chúng tôi đánh giá lại. Điều đó đòi hỏi chúng ta liên tục phấn đấu để giữ được mức đạt chuẩn về thu nhập, đây cũng chính là mục tiêu cao nhất của chương trình.

PV: Mục tiêu đến năm 2015, chúng ta có gần 2000 xã hoàn thành xây dựng NTM liệu có khả thi?

Ông Nguyễn Minh Tiến: Ước tính hiện có 124 xã đã đạt chuẩn, mục tiêu năm 2013 phấn đấu 200 xã đạt chuẩn. Từ 200 xã đạt chuẩn so với mục tiêu vẫn còn khoảng cách dài cần chúng ta nỗ lực phấn đấu hơn nữa. Tuy nhiên, hiện nay, số xã đã đạt 10 tiêu chí trở lên vào khoảng hơn 2000 xã, như vậy, nếu chúng ta huy động được nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt hơn thì mục tiêu đó, tính khả thi sẽ cao hơn. Từ nay đến 2015, thời gian không còn nhiều, chỉ còn hơn hai năm. Với mục tiêu như vậy, đòi hỏi các bộ, ngành các cấp và địa phương có mục tiêu sát thực hơn, đặc biệt là hướng để chúng ta phấn đấu.

PV: Xin cảm ơn ông!

NGUYỄN KIỂM (thực hiện)

Theo qdnd.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 432


Hôm nayHôm nay : 41972

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1014140

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71241455