23:38 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gian nan xây dựng huyện nông thôn mới

Thứ ba - 26/05/2015 05:59
Tính đến nay, cả nước mới có 3 huyện, thị xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) là huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh).
 
Điều đáng nói, trong số 6 huyện được Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM T.Ư lựa chọn làm điểm, chưa có đơn vị nào cán đích.
Kết quả còn hạn chế
Tháng 9/2010, Ban Chỉ đạo đã lựa chọn 6 huyện: Nam Đàn (Nghệ An), Phú Ninh (Quảng Nam), KBang (Gia Lai), Phước Long (Bạc Liêu), Hải Hậu (Nam Định) và Hòa Vang (Đà Nẵng) để triển khai thí điểm xây dựng NTM cấp huyện. Đây là các huyện mang tính đại diện đặc thù cho một số vùng miền, có xuất phát điểm khác nhau, điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở, văn hóa dân tộc đa dạng... 
Bộ mặt nông thôn mới xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Ảnh: Quang Thiện
Bộ mặt nông thôn mới xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Ảnh: Quang Thiện
Sau 4 năm thực hiện, 6 huyện đã có 53 xã (chiếm 53,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM, chỉ còn 3 xã đạt dưới 9 tiêu chí thuộc huyện KBang. Có thể khẳng định, các huyện điểm đều có tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM và tỷ lệ đạt các tiêu chí cao hơn hẳn bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, trong điều kiện cả nước đã có 3 huyện, thị xã đạt chuẩn NTM và một số huyện khác đã thẩm định chờ công nhận đạt chuẩn thì vẫn “vắng bóng” các huyện điểm T.Ư.
Ông Nguyễn Phi Thạnh – Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam chia sẻ, T.Ư chưa có văn bản hướng dẫn, định hướng cụ thể cũng như quy định về các cơ chế đặc thù cho huyện điểm xây dựng NTM để có cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt là các cơ chế hỗ trợ về vốn, nhân lực… Bên cạnh đó, bộ máy thực hiện NTM ở huyện và xã chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu về mặt số lượng nên chỉ đạo thực hiện còn hạn chế. Đến nay, huyện Phú Ninh mới có 3/10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Tương tự, tại huyện Nam Đàn sau 4 năm triển khai kế hoạch huyện điểm, đến nay mới có 4/23 xã đạt chuẩn NTM. Theo ông Đinh Xuân Quế - Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn, việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân còn hạn chế, thiếu tính bền vững. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn đang gặp rất nhiều khó khăn, nhiều đơn vị đang phải nợ nhà thầu với số vốn lớn.
Xác định rõ vai trò của “đầu tàu”
Tại Hà Nội, đến nay mới có huyện Đan Phượng đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết để được công nhận huyện NTM. Ngoài ra, có 3 huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Phúc Thọ cũng đăng ký huyện đạt chuẩn NTM trong năm 2015.

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM T.Ư, tổng kinh phí đã huy động cho xây dựng NTM trong 4 năm qua tại 6 huyện điểm đạt khoảng 11.516 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách trực tiếp là 1.586 tỷ đồng, đạt mức bình quân 264 tỷ đồng/huyện, trong khi bình quân của cả nước đạt khoảng 106 tỷ đồng/huyện. Rõ ràng, so với tổng nguồn vốn ngân sách trực tiếp cho chương trình xây dựng NTM, hầu hết các huyện điểm đều được hỗ trợ ở mức cao hơn. Tuy nhiên, kết quả thực hiện ở các địa phương này vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư.
Theo ông Tăng Minh Lộc – Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo xây dựng NTM T.Ư, trong thời gian tới cần xác định rõ hơn về vai trò, nhiệm vụ của cấp huyện, thể hiện được vai trò đầu tàu, tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng NTM cho các xã trên địa bàn. Đồng thời, xác định rõ cơ chế phối hợp giữa T.Ư và các tỉnh, TP, tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực xã hội cho xây dựng NTM. Trong đó, ưu tiên ngân sách cho các huyện khó khăn để giúp các huyện còn yếu kém sớm về đích, phấn đấu năm 2015 có ít nhất 3 huyện điểm đạt chuẩn NTM và đến năm 2017, toàn bộ các huyện điểm đều đạt chuẩn NTM.
Để đạt được mục tiêu này, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM T.Ư đề nghị các huyện điểm khẩn trương rà soát lại quy hoạch của tỉnh để điều chỉnh lại quy hoạch NTM của huyện. Theo đó, xác định rõ các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội đầu mối của huyện cần phải có hoặc cần được nâng cấp đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng các xã, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học... Đồng thời, rà soát lại quy hoạch các lĩnh vực sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp để khai thác hiệu quả lợi thế của địa phương, làm cơ sở để các xã điều chỉnh quy hoạch sản xuất. Bên cạnh đó, có cơ chế chính sách huy động mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư xây dựng NTM tại địa phương.

Thiên Tú
Theo ktdt.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 734

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 733


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1481293

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74528264