10:06 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kết nối nhà nông - nhà khoa học

Chủ nhật - 17/11/2013 21:49
Chương trình “Kết nối nhà khoa học - nhà nông” được Ban Xây dựng Nông thôn mới, huyện Đông Triều và Báo Nông thôn ngày nay tổ chức tại Đông Triều cuối tháng 10 vừa qua đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đó.

Buổi giao lưu đã thu hút sự tham gia của hơn 200 bà con nông dân và đã có hơn 30 câu hỏi được bà con nông dân đưa ra, tập trung vào việc trồng cây, nuôi con gì cho phù hợp thế mạnh của địa phương, đáp ứng nhu cầu về thị trường hiện nay và trong tương lai. Rồi cách phòng chống dịch bệnh trên một số cây trồng, vật nuôi tại địa phương. Những gợi mở liên kết giữa nhà nông - nhà khoa học thế nào để gia tăng chuỗi giá trị sản xuất - chế biến, nhân lên nhiều cách làm hay, hiệu quả đã được chuyên gia Nguyễn Lân Hùng và Tiến sĩ Võ Văn Sự - nguyên Viện trưởng Viện Chăn nuôi giải đáp cặn kẽ.

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng xem sản phẩm của ND Đông Triều trưng bày tại hội nghị. (Ảnh minh họa Internet)
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng xem sản phẩm của ND Đông Triều. (Ảnh minh họa Internet)

Những câu hỏi của nông dân dành cho các chuyên gia, nhà khoa học đều là những vấn đề mà nông dân đang rất cần có sự hỗ trợ về kiến thức như: Chị Nguyễn Thị Hương (xã Bình Dương) đề nghị các chuyên gia giải đáp băn khoăn của gia đình chị. Hiện nay, nhà chị đang trồng giống nhãn thóc, cây rất to nhưng quả lại nhỏ. Chị không muốn chặt bỏ, mà muốn ghép với giống nhãn mới, quả to. Hay chị Nguyễn Thị Minh (xã Yên Đức) đề nghị hai nhà khoa học giải đáp cách khắc phục bệnh thối rễ, khô bông của nếp cái hoa vàng - giống lúa đặc sản của Quảng Ninh. Hoặc anh Nguyễn Đình Phong (xã Nguyễn Huệ) thắc mắc vì sao “Tôi nuôi lợn nái, đang đẻ lại không đẻ nữa”? Cùng nhiều câu hỏi đặt ra, như: Trồng nấm thế nào để không nhiễm bệnh? Vì sao cam Canh hay bị bệnh nhện đỏ? Làm sao để hạn chế tình trạng na ra quả bị rụng khi còn non? Lợn tiêm vắc xin đầy đủ vẫn bị nổi mẩn ngứa và hiện tượng đàn lợn cứ cắn nhau… Tất cả các câu hỏi đều được hai chuyên gia giải đáp và cung cấp địa chỉ tin cậy để mua giống, tư vấn cách chăm sóc, xử lý khi bị dịch bệnh…

Là chuyên gia hàng đầu về động vật quý hiếm và đa dạng sinh học, Tiến sĩ Võ Văn Sự gợi mở, một số giống vật nuôi Đông Triều nói riêng, Quảng Ninh nói chung có thể phát triển tốt. Đó là, bò H’Mông, giống bò to nhất Việt Nam, nặng tới 4 tạ, giá 30 triệu đồng con. Thịt ngon, hiện đang bán tại một số siêu thị lớn trong nước; giống lợn đen, Quảng Ninh đang nuôi; giống lợn Hung nhà nước đang có dự án phát triển nuôi hàng hoá ở Hà Giang. “Tập đoàn” gà có gà Ri vàng rơm (Viện Chăn nuôi tạo giống), đẻ hơn 200 trứng/năm; gà H’Mông nuôi thả vườn, công nghiệp đều được, giá bán 110.000 đồng/kg; gà mía; gà Đông Tảo có người bán được 70 triệu đồng/cặp...

Chuyên gia Lân Hùng cũng giới thiệu giống vịt trời, đà điểu… nông dân một số nơi ở miền núi phía Bắc đang nuôi rất thành công, rất phù hợp với Đông Triều và Quảng Ninh. Và ông sẵn sàng cung cấp địa chỉ về mua giống, hướng dẫn cách nuôi cho những ai có nhu cầu.

Theo Tiến sĩ Võ Văn Sự, hầu hết dịch bệnh xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, ít xảy ra ở trang trại chăn nuôi lớn. Vì vậy, vấn đề tổ chức chăn nuôi rất quan trọng. Để giải quyết vấn đề này, mỗi xã nên tổ chức một số làng nghề. Một số địa phương đã và đang làm rất thành công, như nuôi gà Móng ở Duy Tiên, Hà Nam, 15 năm nay không hề xảy ra dịch bệnh. Làng nghề có sự phân công rất cụ thể, hộ nào chuyên làm con giống, hộ nào chuyên sản xuất con thương phẩm.

Không chỉ giải đáp, chuyên  gia Lân Hùng gửi tới bà con thông điệp: “Khoa học kỹ thuật hết sức quan trọng, là “đòn xeo” để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản”. Ông đã giới thiệu với bà con nông dân Đông Triều một số giống cây trồng mới hiện đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con nông dân tại một số địa phương trong cả nước; trực tiếp phân tích, hướng dẫn cho bà con cách phòng, trị một số loại bệnh trên cây trồng như: Thối rễ, nhện đỏ ở cam Canh, bưởi Diễn; bệnh nấm, mụn ở cây sắn dây; vàng dễ ở nấm rơm, nấm sò…

Trong chuỗi liên kết 4 nhà (nhà nông - doanh nghiệp - nhà nước - nhà khoa học”, thì liên kết nhà khoa học - nhà nông phải bằng hợp đồng trách nhiệm. Và qua chương trình kết nối nhà khoa học - nhà nông là cơ hội để nhân lên nhiều hơn nữa những cách làm hay, những mô hình sản xuất, kinh doanh cho hiệu quả kinh tế cao.

Hữu Việt
Nguồn: boaquangninh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 213

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 212


Hôm nayHôm nay : 49143

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1000172

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72682881