20:32 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không thiếu vaccine chống dịch tai xanh

Thứ ba - 12/06/2012 22:52
Trong cuộc họp chiều 12/6, Ban chỉ đạo quốc gia Dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng cho biết 2 tuần qua, dịch lợn tai xanh đã xuất hiện thêm tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Bạc Liêu, nâng tổng số các tỉnh đang có dịch tai xanh là 7 tỉnh.
 

Tiêu hủy lợn tai xanh bị dịch - Ảnh minh họa

Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định và nhận 10.000 liều vaccine tai xanh được Cục Thú y cấp tạm ứng.

Còn tại Bạc Liêu, ngày 31/5 dịch tai xanh đã xảy ra tại 5 hộ thuộc xã Phong Tân A, huyện Giá Rai, làm 46 con lợn chết. Chi cục Thú y đã kết hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn trên.

Theo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng, phần lớn các ổ dịch phân bố ở vùng miền núi phía Bắc và Trung du như Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ và sau đó lây lan xuống vùng đồng bằng sông Hồng là Bắc Ninh và Nam Định.

Nhìn chung, dịch phát sinh trên địa bàn các huyện, xã chưa bị dịch tai xanh trước đây với đặc điểm: các huyện phát dịch trước thường bị lây lan rộng ra hầu hết các xã, phường trong huyện; các xã phát dịch trước thường lây lan rộng ra nhiều thôn và hộ chăn nuôi trong xã.

Điều này phản ánh thực tế các ổ dịch đầu tiên thường được phát hiện chậm, ý thức phòng chống dịch của chính quyền và người dân trong giai đoạn đầu của dịch chưa cao nên dịch lây lan nhanh. Đáng chú ý, một số bệnh kế phát trong các ổ dịch tai xanh vừa qua gồm dịch tả lợn, E.colli, Liên cầu trùng, Tụ huyết trùng…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần nhận định, hầu hết dịch bùng phát mạnh từ cuối tháng 4 đầu tháng 5. Một trong những nguyên nhân làm dịch bùng phát là do nhiều địa phương chống dịch theo kiểu đối phó, vẫn bán thịt lợn ở vùng dịch.

Ông Diệp Kỉnh Tần cũng chỉ rõ, hiện nay chỉ có dịch tai xanh diễn biến phức tạp còn các dịch khác cơ bản ổn định. Mặc dù dịch mới xảy ra ở 7 tỉnh nhưng không thể chủ quan. Dịch tai xanh cũng sẽ khiến người chăn nuôi thua lỗ lớn và nếu không sớm dập dịch thì cả người tiêu dùng và người chăn nuôi sẽ quay lưng với thực phẩm được coi là khá phổ biến này.

Quyền Cục trưởng Cục Thú y Hoàng Văn Năm cũng cho biết, Thủ tướng đã phê duyệt mua thêm 300.000 liều vaccine, hiện đã dùng khoảng hơn 50.000 liều, chắc chắn sẽ không có tình trạng thiếu vaccine xảy ra.

 

Năm 2012, dịch lợn tai xanh bắt đầu xảy ra từ ngày 11/1 tại tỉnh Lào Cai, đến nay, toàn quốc ghi nhận các ổ dịch tai xanh tại 123 xã, phường, thị trấn của 27 quận, huyện thuộc 11 tỉnh là Điện Biên, Yên Bái, Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lạng Sơn và Bạc Liêu. Tổng số lợn mắc bệnh là 33.778 con, trong đó tổng số lợn phải tiêu hủy là 21.708 con.

 

Theo chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 302


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 998991

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71226306