07:50 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiến Thụy: Diện mạo mới sau 3 năm xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 18/09/2014 21:08
Qua 3 năm thực hiện Chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), trung bình toàn huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) đã đạt 11/19 tiêu chí, trong đó 2 xã Đoàn Xá và Ngũ Đoan đã cán đích với 19 tiêu chí, 2 xã Tân Trào và Đông Phương đều đã hoàn thành 16 tiêu chí...

Tư tưởng thông suốt

Thời điểm bắt đầu triển khai Chương trình xây dựng NTM, nhiều người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại ngân sách nhà nước rót về để xây dựng hạ tầng. Nắm bắt được thực tế này, lãnh đạo huyện Kiến Thụy đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân thông qua các hội nghị Quân- Dân- Chính- Đảng, các buổi họp của Hội đồng nhân dân xã, các cuộc sinh hoạt chi bộ, thôn, dân cư và các ngành, đoàn thể về mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của huyện về mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ động tổ chức tập huấn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Văn hóa thông tin, Trung tâm Văn hóa, Đài Phát thanh huyện tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, trong đó chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình và cách làm hay, cách làm sáng tạo trong xây dựng NTM của các xã trong và ngoài huyện.

Lãnh đạo huyện còn tổ chức cho tất cả các thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện, của các xã đi tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng NTM ở xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, Thái Bình và xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định... Qua đó, tinh thần chủ đạo của Chương trình xây dựng NTM là một cuộc vận động lớn sức người, sức của từ chính nguồn lực của người dân (Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí) đã được quán triệt sâu rộng.

Kết quả thu được thật bất ngờ, chỉ qua 3 năm vận động (2011-2013), toàn huyện đã thu hút được hơn 18 tỷ đồng đầu tư xây dựng NTM từ người dân và doanh nghiệp; người dân tự nguyện hiến 647.333m2 đất nông nghiệp, 12.558m2 đất thổ cư, 12.076 ngày công lao động, tháo dỡ 1.612m tường bao... Với kết quả này, hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn ở Kiến Thụy đã được đổi mới một cách căn bản.

Về giao thông, toàn huyện đã kiên cố hóa, bê tông hóa 896,4km đường giao thông nông thôn, trong đó có 107,34km đường trục xã, liên xã, 176km đường trục thôn, liên thôn, 205km đường ngõ xóm, 407,46km đường nội đồng. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh với 11/17 xã đạt tiêu chí này. Hệ thống điện nông thôn có 16/17 xã đạt tiêu chí. Trường học có 6 xã đạt tiêu chí. Về cơ sở vật chất văn hóa, đã có 17/17 xã có nhà văn hóa, 7 xã có khu thể thao, 71/107 thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn. 17/17 xã có trạm y tế xã, 8/17 xã đạt tiêu chí về nhà ở dân cư...

Tự hào và phát huy truyền thống là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công khoán sản phẩm trong nông nghiệp từ những năm 1977- 1980, Đoàn Xá một lần nữa lập nên kỳ tích khi trở thành hạt nhân thành công trong phong trào xây dựng NTM ở Kiến Thụy với việc về đích toàn bộ 19/19 tiêu chí. Kinh nghiệm thành công của Đoàn Xá được gói gọn trong bài phát biểu tham luận: Xây dựng NTM phải do chính cộng đồng dân cư làm chủ, phát huy nội lực là chính; mọi công trình, phần việc triển khai trên địa bàn phải phát huy được tính dân chủ, phải có sự bàn bạc tham gia ý kiến của cộng đồng dân cư.

NTM gắn với nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo

Để công cuộc xây dựng NTM thực sự có chiều sâu và bền vững, lãnh đạo huyện Kiến Thụy đã chỉ đạo các địa phương gắn kết chương trình này với các chương trình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Trước hết là việc tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp, xây dựng vùng sản xuất tập trung, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp, mở rộng mô hình gieo sạ... Bên cạnh đó, vận động khuyến khích các địa phương, đơn vị thành lập hợp tác xã kiểu mới, các tổ hợp tác đảm nhận có hiệu quả các khâu dịch vụ trong nông nghiệp, giúp người nông dân giảm chi phí, nâng cao thu nhập trong nông nghiệp.

Kết quả cho đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 27 vùng sản xuất tập trung với tổng diện tích trên 1.500ha và 4 mô hình cánh đồng mẫu lớn với diện tích 146,4ha, trong đó xã Đoàn Xá 40ha, Ngũ Đoan 40ha, Kiến Quốc 35ha, Thuận Thiên 31,4ha. Một số giống cây trồng có năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt đã được chỉ đạo đưa vào sản xuất như các giống lúa BC15, RVT, QR1, HT1, HT6, VT404, BIO404. Mô hình tổ dịch vụ cơ giới hóa bước đầu được xây dựng thành công ở xã Đoàn Xá với việc mua 12 máy nông nghiệp phục vụ sản xuất (4 máy làm đất, 1 máy gieo hạt, 4 máy cấy, 3 máy gặt đập liên hợp, 3.929 khay gieo mạ). Cũng tại xã Đoàn Xá đã thành công thí điểm việc dồn điền đổi thửa, số thửa trung bình giảm từ 3,5 thửa/hộ xuống còn 2,55 thửa/hộ, trong đó ở vùng sản xuất tập trung chỉ còn 1 thửa/hộ.

Ở những xã triển khai mô hình sản xuất tập trung, Phòng NNPTNT huyện đã triển khai mô hình liên kết với một số doanh nghiệp trong việc sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân trên một số đối tượng cây trồng như khoai tây, ớt, bí xanh. Trong suốt mùa vụ, cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp và của Phòng NNPTNT huyện trực tiếp tới từng thửa ruộng để hướng dẫn bà con nông dân canh tác. Với mô hình liên kết này, giá trị thu nhập của bà con được nâng lên 8-9 triệu đồng/ sào, nếu bà con canh tác quay vòng 2 vụ, mỗi sào ruộng có thể cho thu hoạch 20 triệu đồng/ năm- một giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Chương trình giảm nghèo được lãnh đạo huyện quan tâm tập trung vào việc dạy nghề và bổ túc nghề cho các lao động thuộc hộ nghèo, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý tốt nguồn vốn vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm thường xuyên cho lao động có thu nhập ổn định, giúp các hộ nghèo có phương tiện, tư liệu sản xuất để thoát nghèo. Đến nay, tỷ lệ nghèo của huyện đã giảm từ 8,46% (năm 2011) xuống còn 5,46%, riêng xã Đoàn Xá chỉ còn 2,94% hộ nghèo.

   “Một trong những yếu tố tạo nên thành công của Chương trình xây dựng NTM ở Kiến Thụy, Hải Phòng là đã xác định được rõ ràng vai trò chủ thể của người dân, qua đó khuyến khích, động viên họ tự nguyện, tích cực tham gia xây dựng NTM tạo nên nguồn lực to lớn”- ông Nguyễn Duy Bình - Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy nói.
Vũ Thị Hải
Nguồn danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tiêu chí

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 216

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 212


Hôm nayHôm nay : 40552

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1153594

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72836303