09:42 EDT Chủ nhật, 16/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở các nước trên thế giới

Chủ nhật - 13/11/2016 08:52
Năng suất và sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào chính sách quốc gia, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, giáo dục, thông tin và văn hóa khu vực. Hãy cùng khám phá về một số khía cạnh xây dựng nông thôn mới ứng dụng ở một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới.

Người nông dân ở mỗi quốc gia đều trải qua quá trình phát triển khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện của loại hình canh tác và bối cảnh lịch sử của mỗi khu vực cũng như phụ thuộc vào sự phát triển của môi trường sinh thái. Năng suất và sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào chính sách quốc gia, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, giáo dục, thông tin và văn hóa khu vực. Hãy cùng khám phá về một số khía cạnh xây dựng nông thôn mới ứng dụng ở một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới, cụ thể như sau:

Nông thôn Nhật Bản giành thắng lợi từ chương trình “Mỗi làng một sản phẩm”

Từ thập niên 70, tỉnh Oita miền tây nam Nhật Bản đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào đã có nhiều thắng lợi. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm của nhiều địa phương.


Nông thôn Nhật Bản (Ảnh: Thediplomat.com)

Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình.

Hiện nay, Nhật Bản vẫn đang áp dụng chính sách nông nghiệp được thông qua từ năm 1971 để kiểm soát giá gạo sau khi sản lượng lúa gạo sản xuất trong nước vượt quá nhu cầu tiêu dùng. Chính phủ hỗ trợ nông dân bằng cách xuất tiền ngân sách ra mua gạo cho dân mỗi khi gạo rớt giá.

Nông nghiệp Thái Lan phát triển nhờ sự trợ giúp của Nhà nước

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng chiến lược tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.


Nông thôn Thái Lan (Ảnh: Thailandrural)

Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác.

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ một số chính sách sau: Chính sách phát triển nông nghiệp; Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Mở cửa thị trường khi thích hợp.

Nông thôn ở Hà Lan: Sự kết hợp thành công giữa nông nghiệp và công nghiệp

Hà Lan đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là nông nghiệp cây trồng trong nhà kính và yếu tố thành công này chính là hạt nhân “nông thôn mới” ở đây. Tỷ lệ sản xuất rau quả và hoa góp phần cung cấp nhu cầu khổng lồ trên toàn thế giới. Các nhà quản lý và xây dựng hình tượng nông thôn mới ở Hà Lan đã rất xuất sắc trong việc nắm bắt các thị trường khác về hoa, cây cảnh và các sản phẩm vườn ươm. Bên cạnh hoa tulip là loại hoa làm cho Hà Lan trên thế giới, các loại hoa khác như hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng cũng là đặc sản mà Hà Lan sản xuất trong các “nhà máy kính” chiếm tỷ lệ lớn sản xuất hoa của thế giới.


Nông thôn Hà Lan (Ảnh: Rural life Holand)

Hệ thống sản xuất và phân phối của nông dân Hà Lan được tổ chức rất tốt ở tất cả các quy trình. Việc trồng cây trong nhà kính đại diện cho hình thức nông nghiệp nhân tạo thành công. Đây là quá trình nỗ lực sử dụng các kỹ thuật như trong ống nghiệm tăng trưởng, thủy văn, chế ngự khí hậu hoàn toàn chủ động. Đây là loại hình sản xuất có sự kết hợp của các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp.

Nông thôn Pháp: Trồng nho làm rượu vang 

Guy Lautier là một nhà nông sống ở Puisserguier là một ví dụ điển hình của nông thôn mới Pháp. Kể từ khi cuộc cách mạng trong giao thông vận tải vào cuối thế kỷ 19, khu vực này được độc quyền dành riêng cho sự phát triển của nho để sản xuất rượu vang. Cây nho được trồng trên các vùng đất thấp và người nông dân phải đối mặt trong những thời điểm trì trệ, khó khăn riêng của họ. Mất một thời gian dài, người nông dân Pháp đã học được cách thức tự tổ chức thành các hợp tác xã, đoàn thể. Trong mỗi làng đều có hợp tác xã sản xuất, các cửa hàng, cửa hiệu bán rượu vang. Vì thế, làng thôn quê ở Pháp khá tấp nập và trở nên đáng yêu.

Nông dân Pháp đã từng gặp nhiều khó khăn từ các cuộc khủng hoảng của tiêu thụ rượu vang giảm, nhu cầu chất lượng trên thị trường đòi hỏi cao hơn, yêu cầu vượt ra ngoài biên giới quốc gia, giờ đây bằng những cố gắng của mình, nông dân Pháp đã khá thành công ở nhiều lĩnh vực. Hợp tác xã ở Puisserguier do Guy Lautier đứng đầu đã đổi mới trong việc tái tổ chức cơ cấu, cải thiện các giống cây trồng và các phương pháp sản xuất rượu vang, giao dịch tiếp thị với các khách hàng tiềm năng. Tất cả những điều này đã làm thay đổi và hiện đại hóa cách thức của người nông dân. Nhà sản xuất rượu vang của Languedoc-Roussillon ngày nay đã trở thành nhà sản xuất các loại rượu vang tuyệt đỉnh đang được bán trên toàn thế giới.

Nông thôn Mỹ: Ứng dụng công nghệ cao và quản lý tốt 

Hoa Kỳ là quốc gia có diện tích đất canh tác lớn cho các hoạt động nông nghiệp. Đây là một nền nông nghiệp có “cơ ngơi” lớn và được “trang bị cơ giới hóa” rất tốt. Năng suất sản xuất của mỗi người nông dân ở Mỹ cao nhất trên thế giới. Mỹ là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp trên thế giới.

Các nông trang ở Mỹ cũng đa dạng với nhiều quy mô khác nhau. Nhiều nhà nông nuôi trồng các trang trại của họ như là một hình thức bán thời gian. Họ là những người nông dân có trình độ như đại học, cao học... Ngành nông nghiệp Mỹ sử dụng công nghệ cao và áp dụng quản lý nghiêm ngặt. Nông nghiệp Mỹ rất phụ thuộc vào thị trường quốc tế. Các nông trang nhỏ thường không chắc chắn và có rủi ro trong nợ nần nhưng họ được hỗ trợ bởi các cơ quan công quyền.

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông thôn nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, đột phá và sự trợ giúp của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển nông thôn mới, tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tài liệu tham khảo: Rural life in the world; Experience of rural development/

Theo Khánh Phương/baoxaydung.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 157


Hôm nayHôm nay : 37058

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 975537

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63057759