01:11 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mùa vàng ở Tarlac

Thứ sáu - 13/03/2015 06:20
Từ một vùng đất quanh năm thiếu ăn, mùa vụ thất bát do thiên tai, sâu bệnh hại, hiện Tarlac đã trở thành “vựa” ngô lớn nhất Philippines, với năng suất lên tới 11 tấn/ha, cao hơn 2 lần so với trước đây. Việc đưa cây ngô biến đổi gen (BĐG) vào sản xuất đã làm nên “phép mầu” kỳ diệu này.

Nhọc nhằn ra đồng ruộng

Trong khuôn khổ Chương trình “Giao lưu Nông dân châu Á – Thái Bình Dương” lần thứ 9 do CropLife châu Á tổ chức tại Philippines từ ngày 2 đến 7.3 vừa qua, chúng tôi đã may mắn được đến thăm vựa ngô lớn nhất Philippines tại tỉnh Tarlac đúng vào mùa thu hoạch ngô. Cả một vùng ngô rộng lớn, ngút tầm mắt, chẳng khác nào một tấm thảm khổng lồ vậy.

 


Trung bình năng suất của ngô biến đổi gen kháng sâu đục thân,
 cỏ được trồng ở Tarlac từ 10 – 11 tấn/ha.

Ít ai biết rằng, vùng đất này đã trải qua không ít ký ức buồn. Bà Zyrine Celis Lorizo – Trợ lý kỹ thuật về an toàn thực phẩm – công nghệ sinh học (CNSH) Philippines cho biết, mặc dù đây là vùng có diện tích đất bằng phẳng, phì nhiêu, nhưng vào những năm 1990, bà con nơi đây liên tục mất mùa, do bị cỏ, sâu bệnh tấn công. Hơn nữa người dân nơi đây chủ yếu sử dụng những giống ngô cũ, năng suất thấp (gần 4 tấn/ha), người dân tự để giống qua nhiều vụ, nên nhiều giống đã bị thoái hóa. “Mặc dù khó khăn là vậy, nhưng khi chúng tôi đưa giống ngô BĐG kháng sâu đục thân, cỏ và kháng cả cỏ và sâu đục thân vào trồng thử nghiệm, nhiều người dân đã hô hào nhau phá rào, giẫm nát hết ngô. Bởi khi đó họ chưa hiểu và nghĩ ngô BĐG sẽ gây đột biến cho cả người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nòi giống… thậm chí là làm hỏng cả cây bản địa. Chúng tôi đã phải mở nhiều cuộc hội thảo, tham quan và rồi họ cũng hiểu ra” - bà Zyrine chia sẻ. 

Chia sẻ về vấn đề này, chị Eliea Liwarag kể trước khi đến với cây ngô BĐG bà là một công nhân, nhưng năm 2003 do đồng lương thấp, chị quyết định nghỉ trở về quê trồng ngô. Giống ngô chị chọn là ngô thường, nên năng suất thấp, cộng với sâu đục thân hoành hành, cỏ dại xâm lấn, nên mỗi ha chỉ lãi được khoảng 20 triệu đồng.

Làm giàu trên mảnh đất cũ

Từ khi chỉ trồng 2ha ngô, đến nay chị Eliea đã có tới 12ha, trong đó có 6ha thuê của người dân, với giá 20.000 peso/ha/năm (10 triệu đồng). Chị Eliea cho biết, nếu trước đây năm suất ngô chỉ đạt 4 tấn/ha, thì nay trung bình đạt 10 – 11 tấn/ha, mỗi ha thu về khoảng 80.000 peso, tăng hơn gấp đôi so với trước. Chị Eliea cho biết, sở dĩ lợi nhuận tăng bởi năng suất ngô tăng, do kháng được sâu bệnh và giảm bớt chi phí nhân công cho việc phun thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu giảm đáng kể.

Chị Eliea cho hay: “Nếu trước đây 12ha tôi phải thuê 10 người chăm sóc, thì nay chỉ cần 2 người là đủ và tôi như vậy tôi có thời gian để làm việc khác, nhằm cải thiện thu nhập”.

Cách ruộng ngô của chị Eliea không xa là ruộng ngô của nông dân Aldbo. Năm 2008, anh Aldbo mới đủ tự tin đưa giống ngô BĐG kháng sâu đục thân và kháng thuốc trừ cỏ vào sản xuất. Anh Aldbo tâm sự: “Trước đây diện tích ngô của tôi có đến 30 – 40% bị sâu đục thân phá hoại. Năm 2008, tôi mạnh dạn đưa vào trồng ngô BĐG, vụ đầu năng suất đạt 8 tấn/ha, vụ hai 9 tấn/ha và hiện nay hơn 10 tấn/ha”.

Thấy trồng ngô BĐG hiệu quả, đỡ chi phí chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, năm 2010 anh Aldbo thầu thêm 3ha để trồng. Theo tính toán của anh Aldbo, so với trước đây mỗi ha ngô anh dôi ra 15 triệu đồng.

  “Năm 2003 Philippines mới chỉ có 11.000ha ngô BĐG, thì nay đã lên tới 800.000ha, tương đương khoảng 32% diện tích trồng ngô của cả nước. Nhờ đó đã nâng năng suất trung bình từ 2,8 tấn/ha, lên 4,2 tấn/ha, giúp Philippines giảm lượng ngô nhập khẩu từ 202.000 tấn năm 2012, xuống còn 75.000 tấn năm 2014”. 
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 189

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 175


Hôm nayHôm nay : 21215

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1184276

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72866985