22:28 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những tác động của việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế

Thứ năm - 23/02/2012 03:54
(Chinhphu.vn) – Những ngày qua, thông tin về vấn đề điều chỉnh tăng giá một số dịch vụ y tế đang được nhân dân đặc biệt quan tâm. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội Việt Nam về những lợi ích, tác động của việc điều chỉnh này.

 

Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam - Ảnh: Chinhphu.vn

Người dân được hưởng lợi

PV: Thưa ông, mức tăng viện phí dự tính tác động như thế nào đối với người dân khi tham gia khám chữa bệnh?

Ông Phạm Lương Sơn: Trước hết, việc tăng viện phí là cần thiết và sẽ có tác động đến người dân nói chung và người tham gia BHYT nói riêng.

Khi xây dựng, điều chỉnh giá viện phí lần này Bộ Y tế, Bộ Tài chính đã căn cứ tính đủ các cơ cấu chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ; định mức, chất lượng các loại vật tư tiêu hao, thuốc đều được tính ở mức có thể đáp ứng tốt việc thực hiện dịch vụ.

Đặc biệt, với việc tính giá khám bệnh ngoại trú như đề xuất, các bệnh viện sẽ phải bố trí thêm bàn khám để tránh quá tải đối với y, bác sỹ và chờ đợi lâu của người bệnh, từ đó chất lượng khám chữa bệnh ngoại trú được nâng lên (định mức là 35 bệnh nhân/bàn khám/ngày được áp dụng để xây dựng giá khám bệnh ngoại trú).

Việc áp dụng tính giá ngày giường bệnh theo hướng giảm mức thu đối với bệnh nhân nằm ghép cũng là hình thức thúc đẩy các cơ sở khám chữa bệnh (đặc biệt là tuyến tỉnh và trung ương) sớm có các giải pháp giảm tải, hạn chế tình trạng nằm ghép và đương nhiên bệnh nhân được hưởng lợi từ điều này.

Bệnh cạnh đó, người bệnh BHYT không phải trả thêm tiền khi thực hiện các dịch vụ, người bệnh không có thẻ BHYT thì chỉ phải trả theo đúng giá quy định

Trước đây, khi chưa tăng viện phí, lấy lý do là giá của các dịch vụ ban hành theo Thông tư liên tịch số 14 (năm 1995) quá lạc hậu nên rất nhiều bệnh viện đã thu thêm của người bệnh chi phí vật tư y tế, thuốc khi tiến hành các dịch vụ kỹ thuật. Vì vậy, khi viện phí đã tính đủ các yếu tố cần thiết để thực hiện dịch vụ, về nguyên tắc bệnh viện không được thu thêm của người bệnh nữa.

Như vậy, rõ ràng là việc điều chỉnh tăng giá một số dịch vụ viện phí sẽ góp phần giúp người dân được hưởng khá nhiều lợi ích về dịch vụ khám, chất lượng khám, góp phần hạn chế tình trạng nằm ghép giường,…

Ngoài các tác động tích cực như nêu trên, cũng phải kể đến một số tác động khác như đối với người không có thẻ BHYT có bị ảnh hưởng đáng kể khi vào viện, đối với người bệnh BHYT thì phần cùng chi trả sẽ tăng cùng với tăng giá của dịch vụ y tế. Hay như mặc dù tăng viện phí nhưng tại một số bệnh viện người bệnh vẫn có thể không nhận được chất lượng khám chữa bệnh như mong đợi do bệnh viện không đủ nguồn lực để nâng cao chất lượng, ví dụ như tăng số bàn khám để giảm thời gian chờ đợi của người bệnh; hệ thống cơ sở vật chất thiếu không thể kê thêm giường bệnh,…

PV: Vậy BHXH đã có kế hoạch đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT như thế nào khi viện phí tăng, thưa ông?

Ông Phạm Lương Sơn: Ngay từ khi xây dựng viện phí, BHXH Việt Nam đã có ý kiến với Bộ Y tế và đại diện của các bệnh viện cùng tham gia về việc cơ quan BHXH sẽ giám sát chặt chẽ khi thực hiện giá viện phí mới để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh và chống lạm dụng quỹ BHYT. Cụ thể là, thứ nhất, giám sát quy trình thực hiện dịch vụ y tế và các loại vật tư tiêu hao, thuốc đã sử dụng, đảm bảo chất lượng theo quy định.

Thứ hai, giám sát việc thực hiện khám bệnh, tình trạng bệnh nhân nằm nội trú, kịp thời kiến nghị bệnh viện có các giải pháp giảm tải nếu số bàn khám không đáp ứng đủ nhu cầu người bệnh (một bàn khám không thể khám mỗi ngày 50-60 bệnh nhân) hoặc tỷ lệ bệnh nhân phải nằm ghép cao.

Thứ ba, giám sát chặt chẽ để phối hợp với cơ sở giải quyết tình trạng thu thêm tiền của người bệnh khi thực hiện các dịch vụ y tế nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của người tham gia BHYT.

Thứ tư, tuyên truyền để người tham gia BHYT, người bệnh BHYT nói riêng hiểu được chính sách thu viện phí mới để cùng với cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh giám sát việc thực hiện.

Tác động tích cực đến lộ trình BHYT toàn dân

PV: Một trong những vấn đề đang được quan tâm là cùng với việc điều chỉnh viện phí thì khả năng cân đối quỹ BHYT như thế nào và liệu có phải điều chỉnh mức tham gia BHYT để có nguồn chi trả không, thưa ông?

Ông Phạm Lương Sơn: Việc tăng giá viện phí sẽ tác động đáng kể đến quỹ BHYT.

Theo tính toán của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tăng viện phí sẽ tăng khoảng 25% chi phí khám chữa bệnh BHYT. Do hiện tại giá viện phí mới vẫn chưa được phê duyệt nên khả năng chỉ được thực hiện vào 6 tháng cuối năm 2012 và nếu vậy thì quỹ BHYT nằm trong khả năng cân đối được.

Tuy nhiên, đến năm 2013, quỹ BHYT muốn cân đối được cần có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu chung hoặc điều chỉnh mức đóng BHYT.

PV: Nhiều người lo ngại tăng giá viện phí sẽ dẫn đến việc lạm dụng quỹ BHYT, xin ông giải thích cụ thể hơn về vấn đề này và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ thực hiện những giải pháp gì để hạn chế tình trạng lạm dụng quỹ BHYT?

Ông Phạm Lương Sơn: Đúng, tăng viện phí có thể dẫn đến tăng tình trạng lạm dụng quỹ BHYT như tăng cường chỉ định dịch vụ, khai khống số lượt khám bệnh, một giường nằm 2-3 bệnh nhân nhưng vẫn tính là giường nằm 1, sử dụng các loại vật tư y tế không đảm bảo chất lượng theo quy định...

Để hạn chế tình trạng trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tăng cường công tác giám định BHYT và áp dụng các biện pháp đảm bảo quyền lợi người bệnh như tôi đã nêu trên.

PV: Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng viện phí sẽ tác động đến lộ trình thực hiện BHYT toàn dân? Xin ông cho biết cụ thể về vấn đề này?

Chúng tôi nghĩ rằng tăng viện phí sẽ có tác động tích cực đến lộ trình BHYT toàn dân bởi tăng viện phí đồng nghĩa với chi phí khám chữa bệnh sẽ tăng, như vậy nếu không có BHYT, người dân sẽ gặp phải những khó khăn nhất định khi phải vào viện.

Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để giảm gánh nặng chi phí về bệnh tật là tham gia BHYT để có sự chia sẻ từ cộng đồng.

Từ năm 2012, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ 70% mức đóng BHYT cho đối tượng người thuộc gia đình cận nghèo và 30% cho người thuộc hộ nông, lâm, ngư nghiệp.

Như vậy để tham gia BHYT, người cận nghèo chỉ phải trả 30% mức đóng, tương đương với 134.460 đồng/người/năm.

Với sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước như trên và viện phí tăng, tỷ lệ người dân tham gia BHYT chắc chắn sẽ tăng và như vậy sẽ góp phần thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!
 

Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 184


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 970114

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72652823