19:33 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông thôn mới ở Đông Hưng, Thái Bình

Thứ bảy - 21/06/2014 11:21
Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Đông Hưng không chỉ tạo ra một diện mạo, sức sống mới, mà còn khơi dậy truyền thống đoàn kết, đồng lòng chung sức của toàn dân, xuất hiện một lớp cán bộ mới trách nhiệm, năng động vì dân.

Ngay từ phút đầu làm việc, Bí thư Huyện ủy Vũ Đức Hằng, Phó bí thư, Chủ tịch HĐND huyện Nguyễn Tiến Hưng, Chủ tịch UBND huyện Phạm Công Tráng phấn khởi cho biết, phát huy truyền thống huyện 5 tấn đầu tiên những năm đánh Mỹ, Đông Hưng đã vượt lên mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

  Nông thôn mới ở Đông Hưng, Thái Bình  
 

Xã Đông Xuân bây giờ chẳng thua kém phố phường
(Ảnh: Mạnh Tùng)

 

Nắm bắt thời cơ và cũng là thực hiện chủ trương chiến lược đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới của tỉnh, Đông Hưng đã vào cuộc quyết liệt và phấn đấu hết tháng 6/2014, tiếp nhận xong 81.317,6 tấn xi măng hỗ trợ từ tỉnh. Tuy chỉ chiếm 25 % tổng giá trị công trình, nhưng dự án  hỗ trợ xi măng của tỉnh đã tạo một xung lực mạnh mẽ huy động nguồn lực người dân tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn mới.

Đến nay, tổng nguồn vốn huy động xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới của Đông Hưng lên đến 1.207,7 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách là 711,3 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp đầu tư 232,5 tỷ đồng, vốn huy động của nhân dân và vốn tài trợ 263,9 tỷ đồng. Nhân dân trong huyện còn hiến 750.210 m2 đất  cùng hàng vạn ngày công.

Để cùng người nông dân xây dựng nông thôn mới, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện tự nguyện góp 1 ngày lương, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện 5 ngày, Phó bí thư 4 ngày, Thường vụ 3 ngày, Huyện ủy viên, trưởng phòng, ban, ngành, đoàn thể 2 ngày, phó trưởng phòng, ban và tương đương, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường học 1,5 ngày lương. Từ đó, 42 xã đã hưởng ứng phong trào này.

Và kết quả đạt được rất đáng khích lệ. Nếu thời gian đầu xây dựng nông thôn mới ở 42 xã Đông Hưng chỉ đạt 214 tiêu chí, thì đến nay đã đạt 533 tiêu chí, tăng 319 tiêu chí. Đã có 7 xã đạt 17 - 18 tiêu chí, 11 xã đạt 14 - 16 tiêu chí và 23 xã đạt 11 - 13 tiêu chí. Nếu năm 2013, Đông Hưng có 1 xã Trọng Quan, thì năm 2014, sẽ có tới 13 xã nông thôn mới.

Chủ tịch huyện Phạm Công Tráng cũng thông báo thêm một vài con số nói lên sức bứt phá mạnh mẽ của Đông Hưng. Từ năm 2011 đến tháng 6/2014 đã nâng cấp, cứng hóa được 644,7 km đường trục xã, trục thôn, nhánh thôn và đường giao thông nội đồng. Kè đá 3,5 km mái đê xung yếu, đổ bê tông 4 km mặt đê, xây mới và nâng cấp 5 cống dưới đê, nạo vét 47 km sông trục, nâng cấp 35 trạm bơm và xây mới 128,2 km kênh cấp I.

Đầu tư cải tạo và xây dựng mới 389 phòng học của 50 trường, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, cải tạo và xây mới 21 trạm y tế; kiên cố hóa trụ sở làm việc của Đảng, chính quyền 28 xã,  34 xã có hội trường nhà văn hóa từ 250 chỗ ngồi trở lên; đầu tư cải tạo và nâng cấp 12 chợ; hiện đại hệ thống điện; 42 xã có tổ thu gom, bãi rác tập trung và đang chỉ đạo xây dựng 6 lò đốt rác. Tốc độ xã hội hóa cung cấp nước sạch nhanh bằng việc đưa vào hoạt động 4 nhà máy nước; đang thi công 4 nhà máy khác và đang làm thủ tục đầu tư 3 nhà máy, tiến tới phủ kín nước sạch cho người dân toàn huyện.

Quy hoạch, chỉ đạo thực hiện quyết liệt vùng sản xuất hàng hóa cùng với mở rộng liên kết 4 nhà đã tác động nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn.

Vì thế, năm 2013, tổng giá trị sản xuất ước thực hiện 2.636,9 tỷ đồng, tăng 9,24%; giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 39,1 triệu đồng, tăng 5,6 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,75%. Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt 44,6%, thương mại dịch vụ chiếm gần 70%. 

Năng suất lúa bình quân đạt 133,4 tạ/ha cao nhất tỉnh. Vụ đông 2014, được mùa lớn với 4.544 ha, tăng 1.252 ha so với năm trước; đã liên kết 4 nhà trồng 631 ha bí xanh, 446 ha khoai tây và hàng ngàn héc-ta rau màu khác, mang lại hiệu quả kinh tế cao; đã có 10 cánh đồng mẫu và đang triển khai xây dựng thêm 6 cánh đồng mẫu. Xuất hiện mô hình cánh đồng 4 vụ hiệu quả gấp đôi, ba trồng lúa ở 3 xã và đang nhân ra diện rộng.

Trong niềm vui lâng lâng, tôi cùng Phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp Hoàng Đức Kiếm về thăm xã Đông Phương. Chủ tịch UBND xã Phạm Xuân Cảnh chia sẻ: “Không thể nói hết sự vui mừng, bởi trong vòng 3 năm xây dựng nông thôn mới, xã đã huy động tổng đầu tư lên tới 65 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước hỗ trợ trên 11 tỷ đồng, vốn vay ngân hàng thế giới 4,5 tỷ đồng, nguồn dân đóng góp 6,5 tỷ đồng, các tổ chức và cá nhân ủng hộ 1,5 tỷ đồng và vốn ngân sách xã gần 35 tỷ đồng để tập trung nâng cấp cải tạo trạm y tế xã, mở rộng cải tạo cầu,  xây dựng hồ trung tâm, xây mới 1 khu lớp cho trường mầm non; trùng tu di tích lịch sử quốc gia; làm bãi rác thải, xây dựng chợ Vàng, dịch chuyển đường điện trung áp, nâng cấp hệ thống lưới điện hạ áp; xây dựng sân vận động, nâng cấp  hệ thống đường trục xã, liên thôn, nhánh thôn và cứng hóa kênh mương hoàn thành 19 tiêu trí nông thôn mới. Ba năm xây dựng nông thôn mới bằng bao nhiêu năm cộng lại”.

Về xã Đông Xá, vun vút trên con đường bê tông rộng 3 - 4 m xe miên man giữa cánh đồng giữa mùa lúa chín, giữa thôn làng như phố, mới thấm thía cảm nhận  xây dựng nông thôn mới hội tụ sức mạnh ý đảng lòng dân của nhiều cụ cao liên trong làng. Bởi chỉ trong chưa đầy một năm Đông Xá đã hoàn thành gần 7 km đường giao thông trục chính, 100% đường trục thôn xóm, 9 km cứng hóa kênh mương, tiếp tục đưa Đông Xá dẫn đầu về năng suất lúa, đi đầu về chăn nuôi lợn xuất khẩu với 200 gia trại lợn.

Cũng trên những con đường đá mịn màng rộng rãi, tôi về An Châu, một xã nội đồng từng nổi tiếng nghèo nhất huyện. Nhưng cuối năm nay, An Châu đã trở thành nông thôn mới. Sức mạnh này nói như Chủ tịch xã Nguyễn Tuấn Anh, đó là cán bộ trách nhiệm, nhân dân vào cuộc, góp tiền của, ngày công, hiến đất, khai thác quỹ đất đổi công trình, tỉnh hỗ trợ xi măng, con em xa quê hỗ trợ. Vì vậy, tròn 8 tháng, An Châu đã khoác bộ áo mới khỏe mạnh cho toàn  hệ thống giao thông đã xuống cấp trầm trọng.  Chưa kể, An Châu còn hoàn thành công trình xây trạm y tế và 2 trường học.

Về An Châu, tôi bị những cánh đồng 4 vụ trĩu trịt mướp đắng, dưa gang, dưa chuột, bí xanh, ngô ngọt xuất khẩu thôi miên. Một hướng phát triển sản xuất trong nông thôn mới - tiêu chí căn bản, vô cùng khó khăn đã mở ở An Châu. Tôi bỗng nhận ra tiềm năng của đất trời lại không phải ở đất trời.

Điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến đi là xã Đông Xuân, không giấu được cảm xúc, Chủ tịch xã Vũ Văn Hùng khái quát: “Đông Xuân tiến vào xây dựng nông thôn mới theo 2 giai đoạn. Từ cuối năm 2010  đến ngày 31/12/2013, đã cơ bản giải quyết 17 tiêu chí”.

Từ tháng 1/2014, Đông Xuân tập trung hoàn thành nốt 2 tiêu chí “nặng đô” cần nhiều công sức, tiền của, đó là xây dựng hệ thống đường giao thông và thủy lợi nội đồng. Đông Xuân xác định làm đường giao thông thôn xóm nguồn lực chính là của người dân. Và chỉ hơn 6 tháng, người dân đã đóng 5,832 tỷ đồng cùng nguồn  xi măng của tỉnh, nguồn ủng hộ của 190 người con xa quê, Đông Xuân đã hoàn thành gần 14 km đường giao thông thôn xóm -  một kỷ lục mà bao năm chưa làm được. 

Còn để hoàn thành hệ thống đường giao thông nội đồng 11 tuyến dài 5,69 km và  4,3 km kênh mương, ngân sách xã bỏ ra hơn 5 tỷ  đồng cùng nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện.

Tiếc là, tôi chưa đến được các xã Phú Châu, Chương Dương, Mê Linh, Đông Sơn, Đông La, Hồng Châu, Đông Hợp, Đông Vinh, Đông Phong tất cả đang như một công trường sôi động, nước rút  hoàn thành những con đường, những con  kênh mương cuối cùng để cán  đích nông thôn mới năm 2014.

Xin được lấy ý kiến tâm huyết của Bí thư huyện ủy Vũ Đức Hằng làm phần kết: “Huyện Đông Hưng, cũng như các xã đang dồn tổng lực xây dựng nông thôn mới. Tất cả vì mục tiêu phát triển sức sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn. Xây dựng nông thôn mới không chỉ tạo ra một diện mạo, sức sống mới, mà còn khơi dậy truyền thống đồng lòng chung sức của toàn dân, xuất hiện một lớp cán bộ mới trách nhiệm, năng động vì dân”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 331


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1344682

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74391653