05:43 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu trồng trọt vùng Trung du miền núi phía Bắc: Bắt đầu vào guồng

Thứ sáu - 17/01/2014 11:14
Cũng như vùng ĐBSH, ngay sau khi đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp khởi động triển khai, SX trồng trọt các tỉnh Trung du MNPB đã lập tức có tín hiệu chuyển động tích cực theo hướng tăng các loại cây trồng có giá trị, trên cơ sở phát huy thế mạnh riêng của từng địa phương.

Tại Hội nghị tổng kết SX năm 2013, triển khai kế hoạch năm 2014 và bàn các giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt vùng Trung du MNPB diễn ra hôm qua, những số liệu thống kê của Cục Trồng trọt cho thấy trong năm 2013, cơ cấu SX trồng trọt vùng Trung du MNPB đã có sự chuyển hướng theo đúng tinh thần của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cụ thể, diện tích lúa cả năm 2013 toàn vùng vẫn được duy trì khoảng gần 700 nghìn ha, tương đương với diện tích năm 2012. Theo kế hoạch của Cục Trồng trọt, năm 2014 toàn vùng sẽ cắt giảm khoảng 14 nghìn ha diện tích gieo trồng lúa ở các vùng bấp bênh, khó khăn về nước tưới để chuyển sang các cây trồng khác.


Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò đang dần trở thành nghề chuyên nghiệp ở Hà Giang

Tuy nhiên, ý kiến của nhiều lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh Trung du MNPB tại hội nghị cho rằng, mặc dù diện tích lúa toàn vùng không nhiều, nhưng vai trò đảm bảo lương thực tại chỗ đối với vùng này luôn cần phải được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, bên cạnh tăng diện tích các loại cây trồng khác, việc giữ vững diện tích lúa ở vùng này trong quá trình sắp xếp lại cơ cấu cây trồng là cần thiết.

Đồng thời, SX lúa của vùng cần tiếp tục đi vào chiều sâu, bằng các giải pháp thâm canh và các giống lúa có chất lượng cao. Năm 2013, nhiều địa phương trong vùng đã tiếp tục đẩy mạnh SX lúa theo định hướng này (điển hình như các giống lúa chất lượng cao như Séng Cù của Lào Cai, lúa chất lượng cao Japonica ĐS 1 ở Hà Giang...).

Đáng chú ý là trong khi diện tích lúa giảm nhẹ, thì diện tích gieo trồng các loại cây lương thực khác, rau, hoa cây cảnh các loại, cây công nghiệp ngắn ngày làm thức ăn chăn nuôi bắt đầu có tín hiệu tăng mạnh. Cụ thể, diện tích cây màu (ngô, khoai, sắn) toàn vùng năm 2013 đạt hơn 625 nghìn ha, tăng so với năm 2012 hơn 30 nghìn ha, trong đó diện tích ngô tăng hơn 26 nghìn ha, sắn tăng hơn 5 nghìn ha.

Diện tích SX rau các loại ước đạt trên 115,7 nghìn ha, tăng so với năm 2012 là 3,3 nghìn ha; diện tích hoa, cây cảnh đạt hơn 1.200 ha, tăng 27 ha... Nhiều địa phương trong vùng đã bước đầu hình thành diện tích trồng cây thức ăn gia súc chuyên nghiệp (như ngô dày, cỏ), với diện tích khoảng 32 nghìn ha, tăng khoảng 800 ha so với năm 2012. Điển hình như Hà Giang, năm 2013 diện tích trồng cỏ VA06 và ngô vãi dày chuyên dụng cho gia súc đã đạt hơn 20 nghìn ha, tập trung ở 6 huyện thuộc chương trình 30a.

Ông Nguyễn Đức Vinh, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang cho biết, trồng cỏ nuôi bò đang dần trở thành một nghề chuyên nghiệp thực sự của tỉnh. Hiện tỉnh đang tiến tới việc nghiên cứu thêm các loại cây trồng cho gia súc giúp tăng chất lượng thịt bò, kết hợp mở rộng diện tích trồng cỏ tại các vùng đất trồng lúa bấp bênh, khó khăn về nước tưới... Đối với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, chè...), các tỉnh đã có sự điều chỉnh tăng diện tích thận trọng, trên cơ sở khảo sát kỹ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, đặc biệt là cây cà phê chè tại Sơn La trong việc đối phó với nguy cơ sương muối.

Năm 2013, năm bản lề triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhiều địa phương trong vùng đã bắt đầu có sự chuyển biến trong việc sắp xếp lại cơ cấu cây trồng, cho ra đời nhiều mô hình chuyển đổi đất lúa sang các cây trồng khác có giá trị gấp nhiều lần trồng lúa. Tại Phú Thọ, phong trào chuyển đổi diện tích lúa tại vùng trũng hai vụ lúa sang một vụ lúa chét và một vụ nuôi thủy sản tại các huyện Thanh Thủy, Cẩm Khê, Tam Nông... với tổng diện tích gần 1.000 ha đã cho tổng thu nhập từ 70 - 75 triệu đồng/ha, cao hơn 2 lần thuần lúa.

Một số mô hình chuyển đổi đất lúa sang rau, cây ăn quả, hoa, ớt... tại nhiều địa phương của tỉnh này đang bắt đầu nở rộ, khẳng định thu nhập vượt trội so với lúa. Hòa Bình là tỉnh có diện tích chuyển đổi đất lúa mạnh mẽ nhất trong năm 2013. Cụ thể, Hòa Bình đã chuyển hơn 7.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang rau, màu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Một số loại cây như mía trồng trên đất lúa cho thu nhập cao gấp hàng chục lần trồng lúa, cam cho thu tới 1 tỉ đồng/ha/năm...

Năm 2014, hàng loạt các tỉnh vùng Trung du MNPB cũng đã có kế hoạch cụ thể về việc chuyển nhiều diện tích đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác. Một số địa phương đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp riêng của tỉnh. Thống kê của Cục Trồng trọt cho biết, năm 2014, tổng diện tích đất lúa vùng Trung du MNPB đã có kế hoạch chuyển sang cây trồng khác là gần 13 nghìn ha, trong đó riêng Hòa Bình đã có kế hoạch chuyển đổi hơn 11 nghìn ha.

Trong khi đó, theo kế hoạch của Cục Trồng trọt, năm 2014, tổng diện tích gieo trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu toàn vùng đặt mục tiêu đạt 1.604 nghìn ha, tăng 2,4 nghìn ha so với năm 2013. Trong đó, giảm diện tích lúa 14 nghìn ha so với năm 2013, tăng diện tích ngô gần 7 nghìn ha, diện tích khoai tây, rau các loại trung bình mỗi loại hơn 1 nghìn ha, đậu tương tăng 3,3 nghìn ha...

 

Ông Ma Quang Trung, GĐ Sở NN-PTNT Lào Cai: Lo nhất thị trường

“Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có trồng trọt, Lào Cai là tỉnh đã sớm phê duyệt đề án và kế hoạch hành động theo tinh thần Đề án tái cơ cấu của Chính phủ.

Kế hoạch SX chúng tôi đã có, nhưng vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm gắn với tái cơ cấu cây trồng tỉnh chúng tôi đang rất lúng túng, cần phải có sự vào cuộc định hướng cụ thể của Trung ương. Nói ngay như việc Lào Cai chúng tôi ở gần Trung Quốc, thương nhân Trung Quốc sang mua đủ thứ, nhưng chẳng ai biết họ mua những thứ đó để làm gì. Tái cơ cấu SX mà không có định hướng tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm cây trồng sẽ được đẩy mạnh thì rất đáng lo”.

Ông Nguyễn Đức Vinh, GĐ Sở NN-PTNT Hà Giang: Củng cố lại hệ thống tổ chức SX

“Tôi đồng tình với lo ngại của nhiều ý kiến về thị trường tiêu thụ sản phẩm gắn với tái cơ cấu SX trồng trọt. Hà Giang đang đặt ra tham vọng rất lớn khi xây dựng chiến lược phát triển vùng dược liệu lớn tại 8 huyện 30a, tuy nhiên thị trường tiêu thụ vẫn đang là câu hỏi lớn cần phải có nghiên cứu bài bản trước khi bắt tay vào thực hiện.

Bên cạnh đó, tìm ra mô hình tổ chức SX nào trong bối cảnh sắp xếp lại ngành nông nghiệp cũng là việc mà các cơ quan Trung ương cần có điều tra đánh giá bài bản, đồng thời chung tay với địa phương xây dựng công tác này. Hiện tại, Hà Giang đang đánh giá rất cao mô hình tổ chức HTX gắn với tái cơ cấu SX.

Theo đó, tỉnh đã thông qua đề án, dành kinh phí cho việc xây dựng các mô hình SX HTX thôn bản. Xây dựng mô hình HTX thôn bản sẽ là nhiệm vụ chủ lực mà Hà Giang triển khai trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.”

Lê Bền
Theo nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 301

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 298


Hôm nayHôm nay : 60229

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1032397

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71259712