05:20 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thăng Bình (Quảng Nam) Diện mạo nông thôn thay đổi từng ngày

Thứ năm - 02/01/2014 20:49
Sau 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), với nhiều cách làm hay, nhiều nhân tố điển hình tiêu biểu, bộ mặt nông thôn của huyện Thăng Bình (Quảng Nam) đã thay đổi từng ngày.
Vào cuộc quyết liệt

Thăng Bình là một trong những địa phương của tỉnh Quảng Nam có xuất phát điểm về kinh tế thấp, địa bàn cách trở, nằm trải dài với 22 xã, thị trấn, trong đó có 8 xã nghèo, 2 xã miền núi, với gần 190.000 dân. Có tới gần 75% dân số sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Đời sống của người dân trước đây vô cùng khó khăn. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, tỉnh Quảng Nam, huyện Thăng Bình đã nhanh chóng có được một diện mạo mới. Đặc biệt từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, diện mạo nông thôn của Thăng Bình đã thay đổi từng ngày.

Người dân Thăng Bình đóng góp hàng ngàn ngày công để xây dựng NTM.
Người dân Thăng Bình đóng góp hàng ngàn ngày công để xây dựng NTM.

Ông Phan Văn Vỹ - Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho biết, ngay khi Trung ương và tỉnh Quảng Nam phát động Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, Thăng Bình đã nhánh chóng thành lập Ban chỉ đạo từ huyện đến xã, thôn và bắt tay ngay vào thực hiện chương trình. 

Có thể nói, Chương trình xây dựng NTM vừa được xem là thách thức vừa là cơ hội lớn để địa phương thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn. Thăng Bình xác định, xây dựng NTM là quá trình lâu dài, xuyên suốt và có tính định hướng chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vì vậy cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, thường xuyên. Các hội đoàn thể cũng được giao nhiệm vụ cụ thể. Hội Liên hiệp Phụ nữ nhận tiêu chí môi trường, Hội Nông dân, hợp tác xã nhận tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất, Hội Cựu chiến binh nhận tiêu chí an ninh trật tự... 

Nhờ đó, sau 3 năm triển khai, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị huyện, sự đồng thuận của nhân dân, Thăng Bình đã có sự khởi sắc rõ nét.

Nhiều mô hình hiệu quả

Theo ông Vỹ, với những cách làm quyết liệt như vậy, Chương trình xây dựng NTM đã có những thành công đáng kể. Các xã được chọn làm điểm đến năm 2015 hoàn thành các chỉ tiêu đã có sự bứt phá mạnh mẽ trong phát triển giao thông nông thôn. Những tuyến đường có tính quyết định về sự phát triển kinh tế - xã hội của cả một vùng rộng lớn đã được đầu tư và mở ra cơ hội phát triển lớn cho các địa phương. 

Tuyến đường tây Trường Giang, Kế Xuyên - Tây Giang, Hà Châu - Bình Trị, Kế Xuyên - Bình Chánh, Bình Sa - Bình Hải… với tổng chiều dài 32,005km. Ngoài ra, cùng với nguồn vốn của huyện, sự đóng góp của nhân dân, Thăng Bình đã xây dựng 126,221km giao thông nông thôn, gần 25km giao thông nội đồng cũng được xây dựng.

Bên cạnh đó, Thăng Bình còn tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, nhất là xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, như cánh đồng thôn Tú Ngọc B (xã Bình Tú), cánh đồng Mùn xã Bình Chánh, cánh đồng Hiền Lương… tạo điều kiện để liên kết sản xuất, hỗ trợ nông dân trong quá trình phát triển sản xuất. Thăng Bình xây dựng thành công vùng sản xuất rau an toàn Hưng Mỹ ở xã Bình Triều, đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGap. Đời sống nhân dân có sự thay đổi tích cực, thu nhập tăng lên đáng kể...

Chăn nuôi phát triển với nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, như nuôi nhím (Bình Giang), nuôi bồ câu, nuôi bò nhốt (Bình Chánh, Bình Tú), nuôi vịt, nuôi lợn sữa… Huyện đang khuyến khích mô hình chăn nuôi đệm lót sinh học và đã xây dựng cơ chế hỗ trợ cụ thể, trong năm 2013, đã có 40 mô hình được đăng ký.

Ngành nghề nông thôn được quan tâm đầu tư và có sự phát triển mạnh mẽ. Nhiều sản phẩm có thương hiệu tại địa phương, như bánh đa nem, bún khô Bình Trị, rượu dừa Bình Quý, nước mắm cửa khe Bình Dương, gỗ mỹ nghệ Bình Nguyên... Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư tại Thăng Bình, giải quyết hàng ngàn lao động địa phương như Công ty Dumex, Sài Gòn Xanh, Bình An Phú. May Hòa Thọ…, góp phần đáng kể giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tạo thu nhập ổn định cho người lao động.

Đầu tư có trọng điểm

Mục tiêu đến năm 2015 của Thăng Bình là phấn đấu trên 20% số xã (4- 5 xã) đạt chuẩn NTM và trên 50% số xã đạt 10 tiêu chí trở lên, số xã còn lại đạt tối thiểu 7 tiêu chí. Để làm được điều này, huyện tập trung đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó ưu tiên phát triển hạ tầng sản suất nông nghiệp, nhất là giao thông nội đồng, thủy lợi, hạ thế điện phục vụ sản xuất... Tập trung huy động nguồn lực xây dựng NTM, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn xây dựng NTM, đầu tư có trọng điểm, trong đó ưu tiên các xã có khả năng đạt 19 tiêu chí vào năm 2015... Ngoài ra, huyện chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, như trường học, lưới điện nông thôn, y tế, văn hóa...

Mục tiêu đến năm 2015 của Thăng Bình là phấn đấu trên 20% số xã (4- 5 xã) đạt chuẩn NTM và trên 50% số xã đạt 10 tiêu chí trở lên, số xã còn lại đạt tối thiểu 7 tiêu chí.

Theo ông Vỹ, để thực hiện chương trình có hiệu quả, đảm bảo các tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, trong những năm tới Thăng Bình sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho mục tiêu Chương trình xây dựng NTM, đồng thời củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống Ban chỉ đạo các cấp, Ban quản lý xã và Ban phát triển thôn... 

Ngoài ra, sẽ nâng cao vai trò, trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo của các cơ quan ban, ngành thuộc huyện... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch phát triển sản xuất, tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu… 

Ông Vỹ cho rằng, đích của NTM còn dài, nhưng sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư của địa phương…Trong khi đó, nội lực của địa phương và người dân có hạn…
Đại Nghĩa
Nguồn danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 353

Máy chủ tìm kiếm : 56

Khách viếng thăm : 297


Hôm nayHôm nay : 32316

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 508249

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70735564