11:48 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trù phú, an lành nhờ xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 14/08/2016 03:37
Đó là những cảm nhận của người dân các vùng nông thôn tỉnh Hà Tĩnh khi đánh giá về lợi ích, hiệu quả thiết thực sau 6 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Hà Tĩnh đã và đang hướng đến phát triển kinh tế hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân

Hà Tĩnh đã và đang hướng đến phát triển kinh tế hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân


Phát triển kinh tế hàng hóa

Không phải ngẫu nhiên mà Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM Trung ương ghi nhận đánh giá cao cách làm sáng tạo của tỉnh Hà Tĩnh và đề nghị nhân rộng trên địa bàn. Để có được sự ghi nhận đó, trong 6 năm qua cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã, thôn xóm trên địa bàn tỉnh xây dựng lộ trình thực hiện bài bản, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm nhằm góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. Với sự chỉ đạo quyết liệt, tâm huyết Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM các cấp đã thổi luồng gió mới đến mọi tầng lớp nhân dân, từ đó tạo nên bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc hình thành các mô hình tốt, cách làm hay để nhân ra diện rộng.

Mô hình trồng cây ăn quả chất lượng cao của ông Ngô Xuân Linh, xã Sơn Mai (huyện Hương Sơn) là một điển hình như thế. Năm 2004, vợ chồng ông Linh thuê gần 11ha đất đồi hoang để đầu tư trồng cây ăn quả, sau nhiều biến cố thăng trầm, thông qua các chính sách kích cầu hỗ trợ phát triển sản xuất vợ chồng ông Linh vay vốn mở rộng sản xuất lên 20ha, trồng gần 10.000 gốc cam các loại, hiện đã có 7ha cho thu hoạch, dự kiến năm 2017 sẽ có thêm 5ha cho quả. Với kết quả trên, bình quân mỗi năm ông “trùm” cam thu lãi trên 2 tỷ đồng.  Bên cạnh sản phẩm cam chủ lực, trang trại của anh còn mở rộng chăn nuôi với gần 100 con trâu, bò và vài nghìn con bồ câu lấy thịt. Nhờ năng động trong sản xuất, nhạy bén về kinh doanh, tinh thần học hỏi kinh nghiệm sản xuất cùng với sự hỗ trợ thiết thực về vốn của chính quyền địa phương, đến nay, trang trại của anh Linh vừa giúp gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu với doanh thu 4-5 tỉ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động và hơn 30 lao động thời vụ, thu nhập 4,5-5 triệu đồng/người/tháng.
 
Chúng tôi tìm đến khu rừng tràm mênh mông dẫn lối vào trang trại của anh Dương Văn Tùng (xã Kỳ Văn, Kỳ Anh) - tấm gương vượt khó làm giàu bằng mô hình chăn nuôi kết hợp. Nhận thấy hướng làm giàu trên mảnh đất quê hương, cùng với sự giúp đỡ của chính quyền bằng các chính sách ưu đãi, đến nay, mô hình của anh đã thành công bước đầu với doanh thu mỗi năm đạt trên 1,5 tỷ đồng và lãi ròng 400-450 triệu đồng.
 
Từ vùng đất cát hoang hóa bạc màu ven biển các huyện: Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân… đã hàng chục năm nay diện tích không đưa lại hiệu quả kinh tế, kể cả những  cây dễ tính như: Phi lao, keo lá tràm... phát triển chậm, hiệu quả thấp. Từ khi  Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh du nhập các đối tượng cây trồng mới và ứng dụng tiến bộ KHKT công nghệ mới của Israel vào sản xuất, từ đó tạo thành vùng sản xuất rau củ quả chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Gần 100ha đất cát bạc màu tại xã Thạch Văn (Thạch Hà) 3 năm nay quanh năm xanh mướt cây trái; bình quân mỗi ngày dự án cung ứng khoảng 5 tấn rau củ quả các loại ra thị trường. Thời điểm chính vụ (tháng 9 đến tháng 2 dương lịch năm sau) có khoảng 20 - 25 loại sản phẩm chính được thu hoạch; trái vụ (tháng 3 - 8) có 15 - 20 sản phẩm. Hiện hai nhóm sản phẩm đang được phát triển mạnh tại Thạch Văn là rau an toàn như: Bí hồ lô, mướp đắng, mướp ngọt, dưa chuột, cà chua, bí xanh, ớt, cà rốt, măng tây... và nhóm cây ăn quả gồm: ổi, dưa hấu, dưa lê, thanh long, xoài, táo, mít...

Theo thống kê, toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 11.965 mô hình sản xuất, kinh doanh có doanh thu đạt trên 100 triệu đồng/năm.
 
Tỉnh đầu tiên thực hiện Tiêu chí thứ 20



Khu dân cư NTM kiểu mẫu lan tỏa và nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh
 
Cùng với việc thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM theo Bộ tiêu chí Quốc gia, Hà Tĩnh sáng tạo thêm tiêu chí thứ 20: Xây dựng khu dân cư (KDC) NTM kiểu mẫu, vườn mẫu. Tiêu chí này đã tạo nên nhiều dấu ấn trên vùng đất được mệnh danh “chảo lửa, túi mưa”. Sau gần 3 năm triển khai, toàn tỉnh đã có trên 1.000 KDC NTM kiểu mẫu được hình thành.
 
Thôn Nam Trà, xã Hương Trà (huyện Hương Khê) sau khi thực hiện xây dựng KDC kiểu mẫu, 100% hộ gia đình đã sắp xếp, chỉnh trang lại nhà cửa, trồng mới hàng rào xanh, bê tông đường làng, ngõ xóm, di dời các công trình chuồng trại chăn nuôi và thực hiện tốt việc xử lý môi trường. Ngoài chuyển biến trong chỉnh trang vườn hộ, các hộ dân trong thôn còn trồng trên 15.000 mét hàng rào xanh chè mạn hảo nhằm tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Từ đó, KDC NTM kiểu mẫu trở thành địa chỉ tham quan học tập lý tưởng cho nhiều đoàn trong và ngoài tỉnh.
 
Cùng với thôn Nam Trà nhiều địa phương khác cũng đã xây dựng thành công mô hình này như: Thôn Thành Tiến, xã Xuân Thành; thôn 7, Xuân Phổ (huyện Nghi Xuân); thôn Tân An, Cẩm Bình; Yên Mỹ, xã Cẩm Yên (huyện Cẩm Xuyên); thôn Châu Trinh, Tùng Ảnh (Đức Thọ) …
 
Đối với mô hình vườn mẫu, từ mô hình thí điểm ban đầu, đến thời điểm này toàn tỉnh đã có trên 2.000 vườn mẫu được xây dựng, cho thu nhập trung bình từ 50 - 120 triệu đồng/vườn/năm. Việc xây dựng vườn mẫu góp phần thay đổi tập quán của người dân từ sản xuất truyền thống tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, kết nối thị trường; khai thác hiệu quả tiềm năng đất vườn và tận dụng được lao động nhàn rỗi. Nhiều mô hình vườn mẫu trở thành các điển hình nhân rộng như: Mô hình hộ ông Dương Kim Hoàng, thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn (Thạch Hà); Nguyễn Văn Trung, thôn Tân An, xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên); Trần Ngọc Lương, thôn Quang Thành, Đức Lĩnh, (Vũ Quang)...
 
Mới đây nhất Hà Tĩnh cũng tạo được bước đột phá khi xây dựng mô hình du lịch NTM chiêm ngưỡng - trải nghiệm. Đây là một hình thức hướng tới khai thác và bảo tồn nền văn hóa nông nghiệp; đa dạng hóa, phát triển ngành du lich và nâng cao thu nhập cho người dân. Khi tham gia vào các tour tuyến du lịch, du khách được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng NTM; trải nghiệm cuộc sống thực tế sản xuất nông nghiệp của nông dân xưa và nay như: Xay lúa, giã gạo, nơm cá, nướng cá, ném vòng tiêu chí NTM vào cổ vịt…; nghe và thực hành lẩy Kiều, xẩm Kiều, trò Kiều, ngâm Kiều; nghe ca trù; tham quan các điểm du lịch tâm linh. 


Du khách tham gia vào chuỗi thử nghiệm mô hình du lịch làng xã bằng trải nghiệm làm “người nông dân xưa và nay”
với các hoạt động như  nơm cá…

 
Sau khi triển khai thử nghiệm tua, tuyến du lịch tại huyện Nghi Xuân, hiện nay, Văn phòng điều phối xây dựng NTM Hà Tĩnh đang xây dựng các tour tuyến du lịch làng xã NTM ở các huyện Thạch Hà, Hương Sơn, Đức Thọ, Hương Khê, Cẩm Xuyên. Trong đó, một số tour tuyến kết nối huyện như Đức Thọ - Nghi Xuân; Cẩm Xuyên - Thạch Hà; Hương Khê - Can Lộc...
 
                                                                                                  NGÔ THẮNG
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 654

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 653


Hôm nayHôm nay : 69141

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1521908

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74568879