Nhiều khâu trên đồng ruộng được cơ giới hóa |
Trong đó, vốn ngân sách Trung ương gần 63,4 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh gần 63 tỷ đồng; vốn tín dụng 2.643,4 tỷ đồng; vốn lồng ghép các chương trình, dự án 1.428,9 tỷ đồng; huy động từ doanh nghiệp gần 184,4 tỷ đồng; nhân dân đóng góp hơn 576,5 tỷ đồng.
Đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 50,35 km đường trục xã, liên xã; hơn 1.765 km đường trục thôn, xóm đạt chuẩn; xây dựng 66 công trình thủy lợi; kiên cố hóa 39,6 km kênh mương; hỗ trợ xây dựng trên 700 phòng học và hạng mục phụ trợ của trường học; xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 33 trạm biến áp, 40,3 km đường dây trung thế, 160,1 km đường dây hạ thế; xây dựng mới, nâng cấp trên 120 công trình nhà văn hóa thôn bản, 3 nhà văn hóa xã, 50 sân thể thao thôn bản và liên thôn bản...
Để đạt được những kết quả này, công tác tuyên truyền được xem là bước khởi đầu mang tính quyết định đến thành công của chương trình. Tính đến hết tháng 6/2013, các cơ quan tuyên truyền đã xây dựng được 36 chuyên đề, 24 tạp chí, hơn 50 bài viết, gần 130 tin, ảnh tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Các địa phương đã tổ chức trên 500 hội nghị, dựng hơn 1.000 pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; tổ chức biên tập và phát sóng hàng trăm tin, bài, chuyên mục và phát sóng định kỳ trên các đài truyền thanh địa phương.
Cùng với công tác tuyên truyền vận động, công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ tỉnh đến cơ sở được tỉnh quan tâm thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được trên 170 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho trên 14.500 lượt học viên là cán bộ các cấp. Nội dung các chuyên đề tập huấn phù hợp với thực tiễn và yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong từng giai đoạn.
Với những kết quả đã đạt được, tỉnh Tuyên Quang đặt mục tiêu đến năm 2015 phấn đấu có ít nhất 7 xã (mỗi huyện, thành phố có 1 xã) đạt chuẩn nông thôn mới.
Phan Anh
Nguồn baodientu.chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn