16:36 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng NTM ở Bình Dương: Rút ngắn khoảng cách nông thôn - thành thị

Thứ năm - 18/06/2015 21:31
Thành công của tỉnh Bình Dương trong xây dựng nông thôn mới (NTM) được lãnh đạo tỉnh xác định là nhờ nỗ lực bền bỉ phát triển cơ sở hạ tầng, linh hoạt vận dụng chính sách, gắn với định hướng thích hợp về chuyển dịch ngành nghề.

Trao đổi với phóng viên Nông Thôn Ngày Nay, ông Trần Văn Nam- Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, thời gian qua tỉnh tập trung phát triển theo hướng công nghiệp – dịch vụ. Đến cuối năm 2014, cơ cấu kinh tế của tỉnh về công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp có tỷ trọng tương ứng là 60,8 - 36,2 - 3%. Từ số liệu đó, ông Nam đưa ra nhận xét: “Dù tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm trong cơ cấu kinh tế, nhưng giá trị tuyệt đối ngày càng tăng. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất nông nghiệp đạt 90 triệu đồng/năm. Từ nhiều năm qua chúng tôi rất quan tâm phát triển nông nghiệp và khu vực nông thôn, chứ không phải khi xây dựng NTM mới quan tâm”.

Hạ tầng kỹ thuật đi trước một bước

Từ những năm 1998-1999, Bình Dương đã thí điểm xây dựng NTM, nhưng chưa có nhiều tiêu chí cụ thể như bây giờ. Trong quá trình làm, tỉnh tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng. Nên từ năm 1994, Bình Dương đã có 99,9% số xã có điện lưới quốc gia…

 

Xay dung NTM o Binh Duong: Rut ngan khoang cach nong thon - thanh thi
Đường về xã nông thôn mới Thanh An (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương).  Ảnh: Tân Tiến
 
Cũng từ xuất phát điểm nêu trên, khi xây dựng NTM theo chương trình mục tiêu quốc gia, Bình Dương càng tập trung nhiều hơn vào khu vực nông thôn. Ông Nam lý giải vì nông thôn, nông nghiệp là “hậu cứ” của công nghiệp. Dựa trên 19 tiêu chí của trung ương, Bình Dương từng bước điều chỉnh và đưa ra chuẩn riêng nhằm phù hợp với địa phương. Chẳng hạn, tiêu chí phải có chợ, lãnh đạo Bình Dương đặt ra chợ phải có quy hoạch. Hoặc mức sống của người dân phải bằng 1,5 – 2 lần so với chỉ tiêu trong nghị quyết của cấp ủy đảng ở địa phương đó, thay vì tiêu chí chung là không còn hộ nghèo khó. Hay 1 ấp phải có điểm vui chơi giải trí, thì Bình Dương lấy trụ sở ấp làm nơi sinh hoạt cho bà con. Thực tế từ rất lâu, Bình Dương đã có 100% văn phòng ấp, giờ chỉ điều chỉnh và nâng cấp để đáp ứng tiêu chí mới. Cụ thể hơn, Bình Dương thực hiện việc nâng 60 xã lên phường, đến nay đạt 12/60 xã lên phường, phấn đấu cuối năm 2015 sẽ có thêm 30/48 xã lên phường và số còn lại sẽ hoàn thành vào năm 2020. 

Dịch chuyển công nghiệp về nông thôn

Thu nhập người dân, hưởng thụ vật chất, tinh thần của bà con khu vực nông thôn là tiêu chí mà ông Trần Văn Nam cho rằng quan trọng hàng đầu trong xây dựng NTM. Kết quả thành công là làm sao những tiêu chí này ở nông thôn phải ngang bằng với khu vực đô thị. Nhiều năm qua Bình Dương đã quyết tâm thực hiện những quyết sách nhằm đạt cho được những mục tiêu này.

Xay dung NTM o Binh Duong: Rut ngan khoang cach nong thon - thanh thi
Một góc thành phố mới  tỉnh Bình Dương. Ảnh:  Tân Tiến
 
“Để kéo giảm khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, chúng tôi xây dựng tại chỗ cơ sở hạ tầng- điện – đường – trường – trạm. Đồng thời chúng tôi đưa dần các nhà máy sản xuất từ phía nam Bình Dương lên bắc Bình Dương như các khu công nghiệp (KCN) Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2, VSIP II (mở rộng). Hiện tỉnh đang tiếp tục xây dựng các KCN Tân Bình, Cổng Xanh, Tam Lộc, chuyển công nghiệp về tức là chuyển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu lao động tại chỗ. Khi chuyển đổi cơ cấu lao động, sẽ kéo theo các dịch vụ, kinh tế, xã hội phát triển, đời sống người dân nông thôn sẽ nâng lên” - ông Nam tự tin nói. 

Về nâng mức sống người dân, ông Nam đơn cử như nâng “chất lượng sử dụng điện”. Ví như năm 1999 có 99,9% số người dân được sử dụng điện lưới quốc gia, nhưng chất lượng chưa tốt, thì nay người dân được kéo đồng hồ riêng, không còn dùng chung điện kế tổng. Hoặc xây dựng đường nông thôn, mục tiêu không còn là “cứng hóa”, mà làm theo quy hoạch, bê tông hóa nhựa hóa. Đến nay đã có 85,5% số km đường cấp huyện ở Bình Dương được bê tông hóa, nhựa hóa.

Nhờ phát triển tốt cơ sở hạ tầng đã được xác định từ lâu, nên khi xây dựng NTM, Bình Dương chỉ đặt vào tiêu chí đường rồi nâng lên, từ đó người dân nông thôn đi lại dễ dàng hơn, đời sống văn hóa, tinh thần cũng vì thế mà cũng gần hơn với thành thị.

Thành công nhờ linh hoạt

Kinh nghiệm xây dựng NTM thành công của Bình Dương, theo ông Nam, cách điều hành phải hết sức linh hoạt. Chẳng hạn tiêu chí trường học ở xã NTM phải đạt chuẩn về diện tích, đủ phương tiện. Nhưng ở một số vùng, khi xây trường xong lại thiếu học sinh, nên ở Bình Dương đã quy hoạch không nhất thiết phải xây đồng bộ các hạng mục theo chuẩn đặt ra, mà tính toán theo từng giai đoạn. “Xây dựng sao cho vừa đủ để bảo đảm cho các em học sinh có chỗ học thật tốt, nhưng vẫn đảm bảo kinh phí và tránh lãng phí” - ông Nam nói.

“Tỉnh Bình Dương còn có những giải pháp gì mang tính đột phá cho giai đoạn sắp tới để hoàn thành thắng lợi Chương trình mục tiêu xây dựng NTM vào năm 2020?” Ông Nam cho biết, vấn đề cần quan tâm nhất là cán bộ làm NTM. Để tạo thuận lợi trong thời gian tới, tỉnh đã trình HĐND về chính sách hỗ trợ thêm kinh phí cho cán bộ ấp, xã làm công tác NTM. Tuy nhiên ông Nam vẫn trăn trở, cái khó hiện nay là chuẩn cán bộ trong tiêu chí tuyển dụng, sử dụng. Bởi lẽ cán bộ ở nhiều xã, phần lớn ở tuổi trung niên, còn thay thế bằng lớp trẻ phải có lộ trình, thời điểm.

Vì thế, song song với chính sách hỗ trợ kinh phí, Bình Dương đang tập trung hình thành lớp cán bộ thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng, để từ đó sắp xếp bố trí lại cán bộ phù hợp hơn để hoàn thành nhiệm vụ. Ông Nam lý giải, xây dựng NTM không phải là hoàn thành các tiêu chí là xong, mà là quá trình tiếp diễn, đạt chuẩn rồi thì vẫn phải cố gắng duy trì, làm sao để đời sống nông thôn ngày càng tốt hơn.

Giảm diện tích, tăng năng suất

Qua 4 năm Bình Dương triển khai thực hiện “Phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao”, nhiều mô hình đã cho thu nhập rất cao, như trồng cam, quýt, bưởi cho thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng/năm/ha, cá biệt có hộ đạt 1 tỷ đồng/ha/năm. Riêng trồng hoa lan, phần lớn các hộ thu nhập từ 100 – 120 triệu đồng/năm/1.000m2. Đối với chăn nuôi, hầu hết các trang trại đều đầu tư sử dụng giống mới, hệ thống chuồng lạnh, sử dụng thiết bị chăn nuôi tự động (hệ thống thức ăn, nước uống, xử lý chất thải tự động...), hạn chế dịch bệnh, giảm tiêu tốn thức ăn, chi phí lao động, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, tạo ra nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Lợi nhuận trong chăn nuôi đạt trung bình từ 100 - 120 triệu đồng/lứa, đối với đàn heo thịt nuôi từ 900 - 1.200 con, và đàn gia cầm nuôi từ 12.000 - 15.000 con. Đến nay, toàn tỉnh Bình Dương đã quy hoạch và triển khai xây dựng 4 khu nông nghiệp công nghệ cao với tổng diện tích trên 979ha.
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 294

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 290


Hôm nayHôm nay : 30985

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 325785

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70553100