02:52 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Vì Hai vướng mắc cần cởi gỡ

Thứ bảy - 12/01/2013 02:55
Là huyện miền núi, xa trung tâm Thủ đô, quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Ba Vì gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, nổi bật là việc huy động nguồn lực và dồn điền đổi thửa (DĐĐT)
Nhiều dự án chờ kinh phí

Sau 2 năm triển khai xây dựng NTM, đến nay xã Cổ Đô, xã điểm NTM của huyện Ba Vì đã triển khai thực hiện được 21 công trình, dự án. Hiện xã đạt và cơ bản đạt 15/19 tiêu chí NTM, tuy nhiên trong số những tiêu chí chưa đạt đều cần rất nhiều tiền đầu tư như chợ nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa, trường học. Ông Nguyễn Văn Thủy, Bí thư Đảng ủy xã Cổ Đô cho biết, trường THCS của xã hiện đang xuống cấp, nhà văn hóa các thôn chưa đáp ứng tiêu chuẩn song không có tiền đầu tư xây dựng. "Theo đề án được phê duyệt, tổng vốn xây dựng NTM của xã là 272 tỷ đồng, nhưng đến nay tổng mức đầu tư thực tế đã tăng thêm 260 tỷ đồng, nhiều dự án không có tiền để thanh toán" - ông Thủy chia sẻ.
Lãnh đạo thành phố thăm mô hình nuôi thỏ ở Ba Vì vào tháng 3/2012. Ảnh: Nam Bắc
Hiện, toàn huyện có 30 xã xây dựng NTM với kinh phí theo đề án được phê duyệt là 9.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho tới nay, TP mới chỉ bố trí cho xã điểm Cổ Đô được trên 70 tỷ đồng, cả đầu tư trực tiếp và vốn lồng ghép, các xã còn lại mới bố trí được hơn 7 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Đình Dần, Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì, lượng vốn đầu tư cho xây dựng NTM quá lớn, song hầu hết các xã đều chưa huy động được các nguồn kinh phí ngoài ngân sách để triển khai.
Với đặc thù vùng núi, chủ yếu nhân dân sản xuất nông nghiệp nên phần lớn nguồn vốn xây dựng NTM của các xã trên địa bàn huyện Ba Vì trông chờ vào đấu giá đất xen kẹt. Tuy nhiên, công tác này đang gặp rất nhiều vướng mắc. Ông Dần cho biết, giá đất trên địa bàn rất thấp, chỉ khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/m2. Do vậy, nếu yêu cầu cả xây dựng hạ tầng thì địa phương không còn tiền để triển khai.
Dồn điền đổi thửa chậm
Cho đến nay, kết quả xây dựng NTM của huyện Ba Vì còn khá khiêm tốn. Ngoài xã điểm Cổ Đô đạt và cơ bản đạt 15/19 tiêu chí NTM, huyện có 19 xã đạt từ 5 - 10 tiêu chí, 10 xã đạt từ 2 - 4 tiêu chí.
Với đặc thù chủ yếu sản xuất nông nghiệp, việc DĐĐT được xác định là khâu đột phá trong xây dựng NTM của huyện Ba Vì. Tuy nhiên, đến nay công tác này đang triển khai khá chậm. Tại xã Thuần Mỹ, với diện tích 270ha đất canh tác nhưng đến nay xã mới chỉ quy hoạch được vùng sản xuất tập trung 17ha chuối tiêu hồng và 3ha chè cao sản, chủ yếu do người dân tự chuyển đổi. Ông Nguyễn Văn Diên, Phó Chủ tịch UBND xã Thuần Mỹ chia sẻ, do chưa DĐĐT nên cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng của xã còn rất yếu kém, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, thiếu bền vững.
Trong năm 2012, toàn huyện Ba Vì mới DĐĐT được khoảng gần 500ha tại các xã Cổ Đô, Vạn Thắng, Phú Cường, Chu Minh. Ruộng đất phần lớn còn manh mún, khó áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Theo định hướng phát triển sản xuất của huyện, Ba Vì sẽ xây dựng các vùng nông nghiệp, lâm nghiệp hàng hóa có thương hiệu. Huyện đặt ra mục tiêu trong năm 2013 DĐĐT được 3.800 - 3.900ha, bình quân mỗi hộ chỉ còn 1 - 2 thửa ruộng.
Ông Lê Thiết Cương, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội nhấn mạnh, DĐĐT không phải là một tiêu chí nhưng là cơ sở để thực hiện những tiêu chí khác. Trong năm 2012, Ba Vì chỉ đăng ký 500ha là không nhiều so với các địa phương khác. Trong thời gian tới, huyện Ba Vì cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong công tác DĐĐT, cử các đoàn công tác đi học tập kinh nghiệm tại các địa phương làm tốt của TP như Sóc Sơn, Chương Mỹ... Đồng thời tích cực triển khai các dự án lồng ghép và huy động nguồn lưc xã hội hóa xây dựng NTM.
 
Thiên Tú
Nguồn:ktdt.com.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 249

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 247


Hôm nayHôm nay : 29156

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 980185

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72662894