03:57 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp » Sản phẩm chủ lực » Cấp Tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hươu vàng Hương Sơn

Thứ năm - 30/01/2014 08:33
Chẳng biết từ bao giờ, nghề nuôi hươu xuất hiện ở Hương Sơn, chỉ biết rằng, mấy chục năm lại đây, khi nhắc đến Hương Sơn, người ta nghĩ ngay đến sản vật nhung hươu. Hươu được nuôi gần như ở tất cả nhà nông Hương Sơn, đã đưa lại cho người dân nơi đây một cuộc sống đủ đầy hơn, ấm no hơn...

 

Sơn Quang dẫn đầu tỉnh về tổng đàn hươu

Những đàn hươu vàng đang thực sự góp phần làm cho cuộc sống người nông dân Hương Sơn ngày càng no ấm

Nếu có dịp đến Hương Sơn vào mùa xuân - mùa trăm hoa đua nở, trăm cây nẩy lộc, đâm chồi, ấy cũng là dịp bạn sẽ được mê đắm ngắm nhìn những đàn hươu vàng trong mùa lộc nhung mơn mởn. Sau nhiều tháng mùa đông phải mang trên mình bộ lông xù xì, dày cộm để chống rét, khi xuân sang nắng ấm, hươu vàng tự trút bỏ đám lông xấu xí ấy để khoác lên mình tấm áo mới mỏng manh, tươi đẹp, đó là màu vàng óng của lông nhung điểm tô thêm những chấm sao trắng chạy dài theo cơ thể.

Để tô điểm thêm cho sắc đẹp của mình, những con hươu đực cũng gỡ bỏ phần gạc thô kệch trên chóp đế thừng, thay vào đó là một cặp nhung non tơ mịn màng, hồng tươi, đầy sức sống. Lũ hươu cái, cũng vào mùa này, lại sinh thêm những chú hươu con đẹp như tranh vẽ. Đúng mùa xuân, hươu vàng thực sự “lột xác” tạo nên hình hài, màu sắc đẹp hơn bao giờ hết. Gần như, lạc vào bất cứ nhà nông nào ở Hương Sơn khi mùa xuân về, chúng ta cũng có thể bị cuốn hút ngay với những đàn hươu vàng và vẻ đẹp hoang sơ đầy mê đắm…

Hương Sơn may mắn được đất trời ban cho nhiều điều kiện thuận lợi, phù hợp với sự phát triển của con hươu. Hươu và nhung hươu Hương Sơn là đặc sản nổi tiếng cả nước mà không vùng nào có được. Không phải tận bây giờ mà ngay thời danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, người đời đã biết đến giá trị đặc biệt của nhung hươu Hương Sơn đối với việc chữa bệnh, bồi dưỡng sức khỏe con người. Chính vì vậy, nhung hươu Hương Sơn luôn được khách hàng ưa chuộng và nghề nuôi hươu ở đây phát triển không ngừng…

Về Hương Sơn, đi đến đâu cũng có thể gặp hươu. Ở một số xã như Sơn Quang, Sơn Lâm, Sơn Trung, Sơn Giang…, hầu như nhà nào cũng nuôi hươu. Những xã này đều nằm trong top đầu của huyện về nuôi hươu, với tổng đàn mỗi xã khoảng 2.000 con. Chúng tôi theo chân Chủ tịch xã Sơn Quang Nguyễn Văn Minh đến mấy thôn trong xã, thôn nào cũng san sát chuồng hươu. Là xã dẫn đầu huyện về đàn hươu với tổng đàn lên đến gần 2.217 con, nhân dân Sơn Quang thực sự xem nuôi hươu là một nghề chính.

Ông Minh cho biết, theo tinh thần nghị quyết phát triển chăn nuôi của huyện cũng như xác định hươu là con nuôi chủ lực, cho giá trị kinh tế cao nên chúng tôi đã tập trung chỉ đạo, tuyên truyền cho bà con để nhân rộng đàn hươu. Nhờ vậy, những năm gần đây, đàn hươu phát triển không ngừng và dẫn đầu toàn huyện. Đến nay, 30 gia đình trong xã có tổng đàn trên 10 con. Điển hình là thôn Bảo Thượng, trên 500 con; thôn Đông Phố, Sông Con… mỗi thôn trên 400 con... Năm 2013, toàn xã thu trên 5 tạ nhung và 400 con hươu giống, tổng trị giá thu nhập lên đến gần 8 tỷ đồng. Với giá trị kinh tế từ hươu đem lại, những năm tới, chắc chắn đàn hươu Sơn Quang tiếp tục tăng và vẫn dẫn đầu toàn huyện.

Rời Sơn Quang, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi hươu “khủng” của anh Phan Văn Luật (thôn Lâm Đồng, Sơn Lâm). Anh Luật nuôi hươu hàng chục năm nay, thời điểm cao nhất khoảng 15 con. Nhờ hươu mà anh có điều kiện nuôi con cái trưởng thành, xây dựng nhà cửa, mua sắm đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt. Đầu năm 2012, anh mạnh dạn đầu tư trên 1 tỷ đồng làm khu chuồng trại và nâng tổng đàn lên 60 con theo chương trình khuyến khích phát triển xây dựng NTM. Năm 2013, tuy hươu đực mới cho nhung lứa đầu, hươu cái cũng chỉ mới một số con đẻ nhưng anh đã thu nhập 300 triệu đồng từ nhung và hươu giống. Vài năm nữa, khi hươu cái sinh đẻ ổn định, hươu đực vào kỳ cho nhung sung sức, thu nhập của gia đình anh chắc chắn sẽ cao hơn nhiều.

Thăm mô hình trang trại hươu xây dựng theo chương trình NTM của anh Lê Khánh Đức (xóm Cừa Quán, Sơn An), chúng tôi thật sự ấn tượng với đàn hươu gần 60 con của anh. Anh Đức nuôi hươu cách đây hơn chục năm, nhưng cũng chỉ nuôi khoảng 12-15 con. Cuối năm 2011, anh đăng ký xây dựng mô hình nuôi tập trung theo chương trình NTM với vốn đầu tư trên 600 triệu đồng. Năm 2013, anh thu nhập từ nhung hươu gần 100 triệu đồng, từ hươu giống trên 60 triệu đồng. Bắt đầu từ năm sau, khi đàn hươu đực cho nhung và đàn hươu cái sinh sản đều, đàn hươu của anh sẽ cho thu nhập khá. Cũng như những mô hình nuôi hươu theo chương trình NTM, anh được huyện hỗ trợ 200 triệu đồng nên đỡ khó khăn trong huy động vốn đầu tư.

Không xây dựng mô hình tổng đàn trên 50 con theo chương trình xây dựng NTM, nhưng anh Nguyễn Trung (thôn 4, Sơn Diệm) lại có cách nuôi khá hay và hiệu quả. Ngoài đàn hươu 20 con nuôi tại nhà, anh Trung còn tổ chức “nuôi rẹ” (nuôi chung) ở nhiều gia đình khác trong huyện. Cách nuôi này của anh Trung là góp con giống cho những nhà không có điều kiện mua hươu nuôi, sau đó có sản phẩm thì bán chia nhau theo tỷ lệ thỏa thuận. Hiện tại, anh nuôi chung hơn 60 con, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng; đàn hươu nuôi tại nhà mỗi năm cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng. Cách nuôi này của anh Trung vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa tạo điều kiện cho những hộ khó khăn có cơ hội phát triển nuôi hươu…

Ông Võ Văn Phúc - Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết: “Nuôi hươu là nghề truyền thống của địa phương và hươu cũng được huyện xác định là con nuôi chủ lực. Để thúc đẩy phát triển đàn hươu, Huyện ủy có nghị quyết, UBND huyện có chính sách hỗ trợ 10 triệu đồng cho mô hình trên 10 con và 200 triệu đồng cho mô hình trên 50 con (nuôi mới). Nhờ vậy, đến nay, toàn huyện có trên 8.000 hộ nuôi hươu, chiếm 25% số hộ, nâng tổng đàn hươu đạt 30.500 con. Trong đó, có 268 hộ nuôi hơn 10 con, 9 hộ nuôi trên 50 con. Năm 2013, toàn huyện có 8,2 tấn nhung và 10 con hươu giống, cộng thêm các sản phẩm phụ khác, đưa tổng giá trị thu nhập từ hươu đạt 150 tỷ đồng”.

Với giá trị kinh tế từ nuôi hươu, cũng như với chủ trương, chính sách phát triển đàn hươu của huyện, nghề nuôi hươu ở Hương Sơn đang phát triển không ngừng. Đầu tư nuôi hươu đang là một hướng đi đúng và những đàn hươu vàng đang thực sự góp phần làm cho cuộc sống người nông dân Hương Sơn ngày càng no ấm…

Thanh Hoài - Chính Thu
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hương sơn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 246

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 243


Hôm nayHôm nay : 36397

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1104881

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60113204