UBND tỉnh vừa công bố Quyết định số 1811/QĐ- UBND ngày 24/6/2013 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2010- 2020.
Nhận thấy tiềm năng, lợi thế các vùng đất cát ven biển ở Nghi Xuân, trong những năm gần đây nhiều tổ chức, cá nhân trong và huyện đã hăng hái tham gia thuê đất nuôi tôm trên cát. Mặc dù, có nhiều khó khăn vất vả buổi đầu trong công tác xin thuê đất, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật...trong điều kiện kinh tế khó khăn chung nhất là nghề nuôi tôm trong hai năm gần đây tình hình dịch bệnh đốm trắng, gan tuỵ và các yếu tố đầu vào đều tăng cao nhưng với sự năng động, sáng tạo và tâm huyết cao, từ đầu năm đến nay các chủ trại tôm trên cát tại Nghi Xuân đã triển khai thành công một vụ nuôi cho hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Kể từ khi Bộ KH&CN cấp chứng nhận thương hiệu, nghề nuôi hươu sao ở Hương Sơn đang thực sự trở lại thời kỳ vàng son. Vụ xuân 2012, người dân nơi đây lại tiếp tục lên ngôi khi giá nhung đạt từ 13 – 15 triệu đồng/kg.
Công nghệ sản xuất bột chè hòa tan từ lá chè tươi là hướng đi mới đang được các nước phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… quan tâm và đầu tư phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam, một nước đứng thứ 4 thế giới về diện tích trồng chè thì công nghệ này còn khá lạ lẫm và mới bắt đầu manh nha.
Sáng 24/4, Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh tổ chức Lễ ra quân thu hoạch mủ cao su và phát động Tháng Công nhân năm 2013..
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã tập trung phát triển nhanh cây cao su, hiệu quả bước đầu đã khẳng định là cây XĐGN bền vững ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tuy nhiên, việc phát triển cao su ở Hà Tĩnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng...
Thời gian qua, các tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tập trung phát triển nhanh cây cao-su (CS). Hiệu quả bước đầu đã khẳng định đây là cây xóa đói, giảm nghèo bền vững, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa khó khăn. Tuy nhiên, việc phát triển CS vẫn chưa tương xứng với tiềm năng đất đai, lao động của vùng đất này.
Tại Thông báo 143/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Hậu Giang phát triển nông nghiệp gắn với việc xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực được coi là lợi thế của địa phương như lúa, cá, cây ăn quả.
Công ty TNHH MTV cao su Hương Khê hiện có trên 4.000 ha cao su đứng và được thuê đất, liên kết trồng cao su trên địa bàn 24 xã của 4 huyện.
Được thành lập từ tháng 7/2007 với sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và các ban ngành trong tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt là sự quan tâm đầu tư đúng mức của Tập đoàn CNCSVN, các cấp Bộ ngành Trung ương và nhân dân trong các vùng dự án. Đến nay Cty có trong tay 15.000 ha diện tích đất lâm nghiệp để phát triển cao su và một số chương trình lâm nghiệp đề ra, phấn đấu đến 2015 Cty sẽ có trong tay 7.000-8.000 ha cao su đứng và sẽ đưa vào khai thác từ 1.500-2.000 ha.
Mới đây, chúng tôi có dịp cùng Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHHMTV Cao su Hương Khê Trần Thanh Hà đi tham quan một số nông trường cao su của Công ty sau 6 năm chính thức bắt tay vào phát triển loại cây đa mục tiêu này. Từ Nông trường Hương Long, Hà Linh, Hương Giang, đến Phương Điền, Vũ Quang, Sơn Hồng, Đức Thọ… đâu đâu cao su cũng vươn lên tươi tốt. Trên 4.000 ha cao su của Công ty đang ngày càng tỏa tán, tạo nên những cánh rừng cao su ngút ngàn, vừa phủ xanh đất trống đồi trọc, vừa dâng cho đời những giòng “vàng trắng” với giá trị kinh tế vô cùng to lớn.
Năm 2012 hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung lao đao do cơn bão suy thoái kinh tế hoành hành, đi đâu đến đâu cũng nghe câu chuyện doanh nghiệp phá sản hoặc nợ lương, nợ BHXH của người lao động. Ngược lại, Cty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh đã vượt qua “vật cản” trên, khẳng định vị thế là một trong những doanh nghiệp SX, kinh doanh hiệu quả nhất trên địa bàn, đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh; giải quyết công ăn việc làm với thu nhập cao cho hàng ngàn lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo hiệu quả.
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà được xem như là “huyện điểm” về các mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế. Và, thực tế là Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự đã có nhiều chuyến khảo sát tại đây và đánh giá rất cao về các mô hình này.
Xác định cây chè là một trong những cây kinh tế chủ đạo của địa phương, những năm qua, Xí nghiệp chè Tây Sơn, UBND xã và người trồng chè trên địa bàn xã Sơn Kim 2, đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển cây chè, đẩy mạnh sản xuất chè nguyên liệu làm cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến nhằm đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chỉ vài ngày sum vầy vui xuân, đón tết cùng gia đình, những ngư dân vùng biển lại tất bật nhổ neo cho tàu, thuyền ra khơi. Những chuyến đi của họ trở về cá, mực lại đầy khoang. Biển đã mang “lộc” về cho bà con ngư dân khắp nơi vào ngày đầu xuân mới.
Quyết định phê duyệt "Quy hoạch Nuôi trồng Thủy sản Nước ngọt tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2015, định hướng 2020" vừa được UBND tỉnh ban hành nhằm khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế diện tích đất, mặt nước, ruộng trũng để phát triển NTTS nước ngọt, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn; tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân và xây dựng nông thôn mới.
Được thiên nhiên ban tặng 32 km bờ biển và 28 km sông Lam đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Nghi Xuân tập trung phát triển mô hình nuôi tôm trên cát.
Sau 5 năm đi vào hoạt động, Công ty Cao su Hương Khê đã trồng đạt diện tích 4.052 ha cao su, trên địa bàn Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ. Toàn bộ cao su của Công ty đều phát triển tốt, đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Nhung hươu Hương Sơn từ lâu đã trở thành đặc sản. Nghề nuôi hươu ở đây không chỉ được biết đến như một nghề truyền thống mà còn bởi giá trị từ con vật này đưa lại. Hươu ở Hương Sơn đang có bước tăng đột phá cả về tổng đàn và giá trị kinh tế nhờ biết kết hợp các hình thức nuôi...
Theo báo cáo Cty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh cho biết, tính đến nay tổng diện tích cao su đứng của Cty đạt trên 6.800 ha (trong đó, diện tích khai thác 2.516 ha).