14:21 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyển đổi mô hình quản lý chợ: “Mũi tên” trúng nhiều đích!

Thứ năm - 07/12/2017 17:47
Đến nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đã chuyển đổi mô hình quản lý 110/128 chợ theo Quyết định 2434/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Các chợ sau khi chuyển đổi đã có diện mạo khang trang, tổ chức hoạt động hiệu quả, tăng thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy hạ tầng thương mại phát triển.

chuyen doi mo hinh quan ly cho mui ten trung nhieu dich

Chợ Kỳ Anh phục vụ tốt nhu cầu kinh doanh buôn bán của bà con TX Kỳ Anh.

Trong số 110 chợ đã chuyển đổi, có 19 chợ do doanh nghiệp (DN) quản lý, 91 chợ do HTX quản lý. Trong đó, có 11 chợ thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý gắn với xã hội hóa đầu tư xây dựng.

Ông Hoàng Văn Quảng - Giám đốc Sở Công thương cho biết: Sau chuyển đổi, các DN, HTX đã tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các chợ, khắc phục một số tồn tại, yếu kém về hạ tầng, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải... Nhờ vậy, đến nay, trên 80% chợ đã có hệ thống thu gom rác thải; 87% chợ được đầu tư nhà vệ sinh và hệ thống cấp nước, nhà để xe. Hoạt động quản lý kinh doanh sau khi giao cho DN, HTX quản lý hiệu quả hơn so với trước; thu nhập của cán bộ được cải thiện đáng kể (bình quân thu nhập mỗi cán bộ DN là 2.850.000 đồng/tháng, tăng 73% so với mô hình BQL chợ trước đây).

Bên cạnh đó, cán bộ quản lý chợ được đào tạo trình độ, nghiệp vụ bài bản hơn; sự phối hợp giữa đơn vị quản lý chợ và các cơ quan quản lý nhà nước, các lực lượng chức năng trong việc tuyên truyền, vận động hộ kinh doanh thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, đăng ký kinh doanh, niêm yết giá, kiểm soát hàng hóa... hiệu quả hơn so với giao cho tổ quản lý hoặc UBND xã quản lý.

Nét nổi bật rõ nhất là việc đầu tư hạ tầng sau chuyển đổi. Song song với công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ, công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, đặc biệt là huy động nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng chợ trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Giai đoạn 2011-2016, toàn tỉnh xây dựng mới 30 chợ, nâng cấp cải tạo 74 chợ với tổng vốn đầu tư xây dựng lên đến 1.065,5 tỷ đồng.

chuyen doi mo hinh quan ly cho mui ten trung nhieu dich

Chợ Gôi (Sơn Hòa, Hương Sơn) được đầu tư khang trang, đáp ứng nhu cầu thông thương của người dân trong khu vực.

Đặc biệt, trong số này, vốn xã hội hóa đạt 899,8 tỷ đồng (chiếm 84,4%). Nhờ vậy, hạ tầng chợ, đặc biệt là chợ nông thôn được cải thiện rõ rệt. Đến nay, có 84 chợ đạt tiêu chí chợ nông thôn (thời điểm năm 2013 khi xây dựng chính sách thương mại nông thôn, toàn tỉnh chỉ có 2 chợ đạt tiêu chí chợ nông thôn - PV). Nhiều chợ có quy mô được các tổ chức, DN tham gia đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động hiệu quả như chợ Hội (Cẩm Xuyên) với tổng kinh phí đầu tư 251 tỷ đồng, chợ thị xã Kỳ Anh 159 tỷ đồng, chợ thị xã Hồng Lĩnh đầu tư giai đoạn 1 là 83,1 tỷ đồng.

Sau chuyển đổi, bà con tiểu thương đồng thuận khi được kinh doanh tại chợ mới khang trang, hiện đại với các ngành hàng được quy hoạch hợp lý, hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường đồng bộ, ANTT được đảm bảo… Các hộ tiểu thương hăng hái tham gia hoạt động kinh doanh, buôn bán, góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Hiệu quả chuyển đổi mô hình quản lý chợ còn là tăng thu ngân sách. Theo báo cáo của UBND huyện, thành phố, thị xã đối với các chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý theo hình thức giao cho DN, HTX quản lý, tăng thu ngân sách hàng năm đạt trên 2,16 tỷ đồng. Trong đó, một số chợ có số thu ngân sách tăng cao như: Chợ Giấy - Đức Dũng (Đức Thọ) tăng 129 triệu đồng/năm, chợ Eo - Ích Hậu (Lộc Hà) tăng 100 triệu đồng, chợ Đồn - Tùng Ảnh (Đức Thọ) tăng 96 triệu đồng, chợ Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) tăng 95 triệu đồng.

Chuyển đổi mô hình quản lý chợ là “mũi tên trúng nhiều đích”. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 18 chợ chưa chuyển đổi xong. Thiết nghĩ, ngành chức năng và các địa phương cần tập trung quyết liệt hơn trong công tác chỉ đạo để hoàn thành công tác chuyển đổi chợ trong thời gian sớm nhất.

Theo Chính Thu/Bao Ha Tinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 268

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 266


Hôm nayHôm nay : 68415

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1205645

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60213968