11:11 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình việc làm ứng phó với biến đổi khí hậu ở Tượng Sơn: Lợi ích kép

Thứ tư - 22/10/2014 22:00
Do tác động của biến đổi khí hậu nên những năm gần đây, xã Tượng Sơn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều dâng, phần lớn diện tích đất nông nghiệp ở khu vực ven sông bị nhiễm mặn và chua phèn nên phải bỏ hoang, lao động thiếu việc làm, cuộc sống của bà con gặp nhiều khó khăn.


Để giúp người dân tháo gỡ những vướng mắc trên, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã triển khai thí điểm mô hình việc làm ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương. Theo đó, đã có 35 hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thuộc 2 xóm Bắc Bình và Bắc Giang được lựa chọn tham gia mô hình trồng rau an toàn và nuôi trồng thủy sản. Thực tế, việc thay đổi tư duy sản xuất cho người dân từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa là cả một quá trình đầy khó khăn và thách thức. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của sương muối và rét đậm, rét hại kéo dài nên 3 lần xuống giống thì cả 3 lần đều thất bại, người dân bắt đầu nản chí không muốn tham gia.

Với mô hình trồng bí xanh, nông dân Tượng Sơn thu trên 80triệu đồng/ha.

Thế nhưng, quyết tâm tìm kiếm hướng đi mới, giúp bà con ổn định cuộc sống ngay trên vùng đất khó đã trở thành mục tiêu quan trọng của chính quyền địa phương. Ngoài việc tập trung thực hiện đề án quy hoạch, bố trí lại vùng sản xuất, hình thành vùng sản xuất rau an toàn quy mô lớn trên cơ sở vùng đất nhiễm phèn trồng lúa không hiệu quả chuyển sang trồng các loại rau và nuôi trồng thủy sản, lãnh đạo UBND xã còn mạnh dạn đưa ra chính sách hỗ trợ 250kg thóc/sào cho những hộ sản xuất trong mô hình chẳng may gặp rủi ro không mang lại thu nhập. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng trích ngân sách đầu tư xây dựng khuôn viên bờ rào và dây thép gai khép kín; xây dựng hệ thống điện, kênh mương tưới tiêu, thuốc bảo vệ thực vật… Bình quân kinh phí đầu tư cho mỗi mô hình sản xuất trên địa bàn gần 100 triệu đồng.

Cùng với chính sách khuyến khích, sự quan tâm của xã, cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ huyện Thạch Hà cũng thường xuyên bám sát địa bàn, tổ chức tập huấn hướng dẫn từ khâu làm đất, gieo hạt, bón phân, làm cỏ… Quá trình đào tạo gắn liền với vùng quy hoạch sản xuất của mô hình, kết hợp với những lớp thực hành mang tính cầm tay chỉ việc ngay trên đồng ruộng đã thực sự đúc rút cho bà con những kinh nghiệm sản xuất quý giá. Sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự nhẫn nại của nông dân cùng với sự ủng hộ của thời tiết trong lần gieo hạt thứ 4 đã mang đến thành công cho người dân sau những tháng ngày mong đợi.

Niềm vui đã đến khi công sức lao động của bà con và tâm huyết của cả tập thể dành cho các mô hình đã đến ngày đơm hoa kết trái. Giống dưa chuột, bí xanh, mướp hương có nguồn gốc từ Thái Lan có sức chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh đã bắt đầu quen với vùng đất mới, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao gấp 5-7 lần trồng lúa. Cụ thể, trừ chi phí sản xuất, mỗi hecta dưa chuột cho thu hơn 30 triệu đồng, mướp hương 35 triệu đồng, đặc biệt lợi nhuận trên bí xanh đạt khoảng 80 triệu đồng. Cùng với thành công của mô hình trồng rau sạch, doanh thu của các mô hình nuôi trồng thủy sản như tôm thẻ chân trắng, cua biển đạt 285 triệu đồng/ha, lãi ròng 157 triệu đồng/ha.

Bà Bùi Thị Cổn, hội viên CLB sản xuất rau an toàn xã Tượng Sơn, cho biết: “Do đồng đất nhiễm mặn nên trước đây chúng tôi chỉ sản xuất được mỗi năm một vụ lúa, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều trông chờ cả vào đấy nên cuộc sống hết sức khó khăn. Nay nhờ hiệu quả của mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu mà cuộc sống của chúng tôi đã bước sang trang mới, với việc tổ chức sản xuất 4 vụ/năm, mỗi hộ có thu hàng chục triệu đồng”.

Song song với việc xây dựng mô hình, chính quyền địa phương còn chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm bằng cách xây dựng thương hiệu rau an toàn, đồng thời thành lập HTX để đứng ra thu mua sản phẩm cho người dân. Sau những chuyến bôn ba của lãnh đạo xã trên đường tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đã có 5 cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn tại Nghệ An, Hải Phòng, Hà Nội và Hà Tĩnh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Kể từ khi ký hợp đồng, các cơ sở sản xuất đã cho xe về tận địa phương để thu mua sản phẩm.

Thành công của mô hình việc làm ứng phó với biến đổi khí hậu ở Tượng Sơn không chỉ góp phần làm thay đổi cuộc sống mà còn mở ra hướng đi mới, giúp người dân ở các địa phương có điều kiện tự nhiên tương tự như Thạch Khê, Thạch Văn, Thạch Đỉnh, Thạch Hải (Thạch Hà),… thích ứng với những diễn biến khó lường của ­thời tiết, tổ chức sản xuất  hiệu quả, vươn lên xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

Anh Thư
Nguồn kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 270

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 267


Hôm nayHôm nay : 51201

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1056903

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72739612