14:19 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghề ven sông

Chủ nhật - 24/06/2018 18:59
Quanh những con sông chảy dài vô tận là cuộc mưu sinh của những người con sinh ra và lớn lên nơi đây. Có biết bao nghề ven sông được hình thành và không đơn thuần chỉ là nghề để kiếm sống, nhiều làng nghề ven sông Hà Tĩnh còn ẩn chứa những giá trị văn hóa, lịch sử.

Dập dìu trên dòng sông Ngàn Trươi, Ngàn Sâu (đoạn qua xã Hương Thọ, Vũ Quang), là vài chiếc thuyền gỗ nhỏ được anh Phan Văn Quân tự đóng để săn cá ngạnh, vẹm xanh. Đối với những người gắn bó với nghề sông nước như anh thì trên hai dòng Ngàn Trươi, Ngàn Sâu là “mỏ” khai thác thủy sản gần như vô tận. Để “săn” được những loại thủy sản có hàm lượng dinh dưỡng cao như cá ngạnh hay vẹm xanh, những người thợ lặn phải bắt đầu từ 10h đến 15h chiều cùng ngày.

Nghề ven sông
Anh Phan Văn Quân (xã Hương Thọ, Vũ Quang) lặn bắt vẹm xanh, cá ngạnh trên sông Ngàn Trươi, Ngàn Sâu.

Các “lặn thủ” phải chọn thời điểm mùa hè nắng nóng và mất rất nhiều thời gian (từ 30-60 phút) mới bắt được những loại thủy sản này. Chúng thường làm hang ở chỗ sâu, những hốc đá lởm chởm nên việc lặn bắt cũng nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng, bù lại, những người vạn chài lại vô cùng thích thú khi được tận hưởng thành quả của mình.

Anh Phan Văn Quân chia sẻ: “Nghề này cũng như đánh bạc, có bữa thu nhập tốt thì được vài triệu, nhưng có khi đi cả ngày lênh đênh trên sông nước cũng về tay không. Thế nhưng, anh em chúng tôi lại cảm thấy gắn bó với nghề này bởi đây cũng là sợi dây để chúng tôi gắn chặt hơn với dòng sông quê hương”.

Nghề ven sông
Để lặn bắt được những con trai như thế này, người dân phải chia nhau thành từng nhóm 2-3 người ngụp lặn dưới sông sâu 1-2 tiếng đồng hồ.

Bên cạnh những nghề mùa vụ như săn cá ngạnh, vẹm xanh thì nhiều người dân đã biết tận dụng nguồn lợi từ các dòng sông để phát triển làng nghề truyền thống. Hơn 300 năm qua, nhiều thế hệ ở làng Bến Hến (xã Trường Sơn, Đức Thọ) đã lớn lên, thành đạt bằng những con thuyền hến bé nhỏ. Nghề hến hoạt động quanh năm, cao điểm nhất là 3 tháng mùa hè, thời điểm đó, mỗi thuyền có thể cào được 6 tạ/ngày.

Bà Nguyễn Thị Khởi chia sẻ: “Vài năm trở lại đây, số lượng hến ít đi, nhưng với sự cần mẫn và kinh nghiệm, người theo nghề vẫn đủ ăn. Nhờ đặc sản của dòng sông La mang lại mà người dân chúng tôi có cái ăn, cái mặc, nuôi con cái học hành”.

Nghề ven sông
Nhờ sự chăm chỉ giữ gìn nghề cào hến truyền thống bên sông La, nhiều gia đình đã trở nên khá giả, có điều kiện cho con cái ăn học. Ảnh: Khánh Thành

Từ nghề đánh bắt tự nhiên ven sông, gần đây, người dân nhiều vùng sông nước đã biết khai thác lợi thế, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, làm giàu từ những khúc sông và hồ đập. Trên khúc sông chừng 500m, người dân thôn Sông Nam, xã Thạch Sơn (Thạch Hà) đã phát triển kinh tế gia đình bằng việc nuôi cá lồng bè. Từ năm 2005, phong trào nuôi cá hồng, cá chẽm đã phát triển trong toàn thôn, đưa lại thu nhập hàng tỷ đồng. Nguồn thu nhập cao từ việc nuôi cá lồng bè đã nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Thạch Sơn.

Nghề ven sông
Từ nghề nuôi cá lồng bè trên sông, người dân Thạch Sơn có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Chính Thu

Xuôi theo sông Nghèn, về các vùng Phù Lưu, Ích Hậu, càng thấy rõ sự phát triển của nghề ven sông. Nếu như trước đây, người dân chỉ nương theo con nước đánh bắt, sinh sống thì trong hơn 1 thập kỷ nay, khi sông Nghèn được ngọt hóa cộng với chủ trương chuyển đổi đất của chính quyền địa phương, nhiều hộ đã mạnh dạn đổi đất trồng lúa để lấy diện tích mặt nước cải tạo hồ đập, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Trong đó, riêng vùng đê tả ngạn sông Nghèn thuộc vùng Nam Hà - Hạ Lội của xã Ích Hậu có đến 30 hộ sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản.

Ông Hồ Phúc Sơn ở vùng Nam Hà – Hạ Lội cho biết: “Từ khi sông Nghèn được ngọt hóa, chúng tôi cũng dần rời xa nghề đánh bắt tự nhiên mà đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhờ đó, kinh tế gia đình khấm khá hơn hẳn, con cái được học hành đến nơi, đến chốn, có nghề nghiệp đàng hoàng”.

Theo dòng chảy của thời gian, nghề ven sông cũng có nhiều biến đổi. Có nghề mất đi, có nghề được phát triển lên những tầng bậc mới. Và những cư dân ven sông dù làm gì đi nữa vẫn một lòng ơn huệ dòng sông đã mang đến những nguồn lợi để nương nhờ, để phát triển kinh tế gia đình và để được nối tiếp các thế hệ bên dòng sông quê hương.

Theo Ngân Giang/Bao Ha Tinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 501

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 499


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1531001

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74577972