15:21 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nguyễn Thị Ánh Linh - Nữ đoàn viên làm kinh tế giỏi

Thứ năm - 03/10/2013 05:09
Gặp cô gái trẻ Ánh Linh với gương mặt khả ái, cách trò chuyện dí dỏm, còn mang nhiều phong cách “Tuổi teen” ít ai nghĩ được rằng cô là chủ của một mô hình kinh tế - Lò ấp trứng công nghiệp cho lãi ròng hơn 15 triệu đồng/tháng.
 Nguyễn Thị Ánh Linh sinh năm 1991, là con út trong gia đình có ba anh em tại thôn Liên Hà, xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh. Năm 2012, sau khi tốt nghiệp khóa học Cao đẳng kinh tế chuyên ngành kế toán, trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhu cầu tuyển dụng việc làm từ các cơ quan, doanh nghiệp ít, Ánh Linh nhận định rằng sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo. Cô gái trẻ đã nhiều ngày đêm băn khoăn, suy nghĩ, ái ngại vì đã tốt nghiệp còn bắt bố mẹ nuôi chờ việc làm. Không để thời gian trôi qua một cách vô ích, trong quá trình tìm kiếm cơ hội việc làm, cô đã tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên ở địa phương, tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn xây dựng mô hình kinh tế, khởi sự doanh nghiệp… do Đoàn tổ chức. Tính thiết thực từ những chương trình bồi dưỡng, tập huấn, những ví dụ, cách làm, gương thanh niên làm kinh tế giỏi ở các đơn vị bạn đã tác động quan trọng tạo ra bước chuyển trong tư tưởng của Ánh Linh. Cô nói “Em nhận ra rằng lập nghiệp không chỉ bằng con đường vào cơ quan nhà nước hoặc làm công cho các doanh nghiệp; mà tuổi trẻ có ý chí, có hoài bão hoàn toàn có thể tự mình làm chủ, tự mình xây dựng tương lai với khả năng của bản thân và sự ủng hộ của gia đình; đồng thời có thể vận dụng các điều kiện, cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước, ở tổ chức Đoàn. Em thấy có nhiều thanh niên đã lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, không được đào tạo chính quy, bài bản qua trường nào cả mà vẫn rất thành công, còn em… (cười) tại sao không ?!”
 
Sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hà Tĩnh, một thành phố trẻ, đi lên từ nền nông nghiệp, nông thôn là chủ yếu, Ánh Linh nhận thấy rằng nguồn cung trứng gà, vịt ấp nở cho các khách hàng chăn nuôi hoặc ấp lộn cung cấp cho hàng ăn vẫn đang là nhu cầu lớn, có tính lâu dài và có thể phát triển, mở rộng quy mô sản suất, vốn đầu tư không quá lớn, ít rủi ro và ít nhất thì cũng có thể làm với phương châm “Năng nhặt, chặt bị”. 
 
Với suy nghĩ đó, Ánh Linh đã bàn bạc, xin ý kiến bố mẹ, các anh trai của mình về việc tổ chức sản xuất, kinh doanh từ mô hình “Lò ấp trứng công nghiệp” . Cô đã được cả gia đình đồng tình, khích lệ. Sự động viên của gia đình đã tiếp sức cho cô bước tiếp trên con đường khởi nghiệp. Cô đã không quản nắng mưa, rong ruổi bằng xe máy đi đến những cơ sở ấp trứng tại các địa phương trong, ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm đầu vào nguyên liệu và cả thị trường đầu ra cho sản phẩm. Chưa yên tâm với những gì mình đã “gom nhặt” được, cô quyết định khăn gói đến một trung tâm ấp trứng công nghiệp có tiếng ở tỉnh Thái Bình để tìm hiểu, tiếp cận từng vấn đề, từng chi tiết của quá trình vận hành, xử lý lò ấp trứng trong những điều kiện cụ thể. Bản thân là nữ lại có thái độ khiêm tốn, cầu thị, những người hướng dẫn đã hết lòng chỉ dạy, truyền đạt cho cô về kiến thức, kinh nghiệm, phương thức tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả và chia sẻ cả những bí quyết thành công. Sau một thời gian không dài, Ánh Linh đã tiếp cận được một lĩnh vực mới, cô quyết định trở về quê hương để khởi nghiệp.
 
Cô gái trẻ Nguyễn Thị Ánh Linh bên “Lò ấp trứng công nghiệp”  
Bước đầu thực hiện ý tưởng của mình, Ánh Linh đã gặp không ít khó khăn, tuy nhiên cô đã từng bước vượt qua và triển khai hoàn thành các quy trình của lò ấp trứng công nghiệp tại khuôn viên vườn nhà. Mô hình của Ánh Linh được tổ chức với 01 nhà xưởng có diện tích 200m2, một lò ấp trứng có công suất 12.000 trứng/lượt, 01 khuôn viên 100m2 để nuôi úm gà, vịt sau khi ấp; tổng chi phí đầu tư ban đầu khoảng 250 triệu đồng, sử dụng 02 lao động thường xuyên, bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2013. Khi được hỏi “Cảm xúc của em như thế nào khi cho mẻ trứng đầu tiên vào lò ấp?”, Linh nói “Em rất tự tin nhưng không khỏi hồi hộp, thấp thỏm xen lẫn lo âu trong những ngày đầu ấp trứng và niềm vui vỡ òa khi đàn gà con cất tiếng kêu chiếp chiếp trong lò ấp với tỷ lệ nở trên 90%”. Tính toán sơ bộ sau khi đã trừ các chi phí đầu vào, chi phí khấu hao tài sản cố định, mô hình lò ấp trứng công nghiệp đã đưa đến cho cô số tiền lãi hơn 15 triệu đồng/tháng; đây là một con số không hề nhỏ đối với một người bước đầu làm kinh tế và một con số đáng mơ ước của những cán bộ, công chức mới vào nghề. Thành công đã bén vào tay cô gái trẻ năng động, dám nghĩ, dám làm Nguyễn Thị Ánh Linh.
 
Với chủ trương tích cực “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã và đang được triển khai, đẩy mạnh trong các cấp bộ Đoàn, tháng 8/2013, Thành Đoàn Hà Tĩnh đã giới thiệu mô hình “Lò ấp trứng công nghiệp” của cô gái trẻ Ánh Linh để Đoàn công tác của Trung tâm phát triển khoa học công nghệ và tài năng trẻ thuộc Trung ương Đoàn khảo sát, đưa vào kế hoạch đầu tư nguồn vốn, hỗ trợ kỹ thuật. Ánh Linh vui vẻ chia sẻ “Trong thời gian gần, em sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô, liên kết với các trang trại chăn nuôi để ổn định đầu vào và đầu ra cho sản phẩm”. Để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân, hiện tại, Ánh Linh đang theo học lớp thú y, chuyên về chăn nuôi gia cầm; vừa cung cấp giống, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật điều trị các bệnh cho gia cầm.
 
Ý chí, nghị lực của nữ đoàn viên Nguyễn Thị Ánh Linh đã và đang trở thành tấm gương sáng trong phong trào thanh niên lập nghiệp cho các đoàn viên, thanh niên noi theo. Tin tưởng rằng, với thực tiễn thành công từ mô hình của cô và những mô hình tiêu biểu ở các địa bàn khác, phong trào thanh niên làm kinh tế giỏi ở xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh nói riêng và trong toàn tỉnh sẽ ngày càng nở rộ; giúp thanh niên làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
                                                                Hồng Thủy
 Tỉnh Đoàn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 231


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1013700

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72696409