20:33 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sức lan tỏa từ mô hình khuyến nông

Thứ tư - 23/01/2013 04:47
Theo chân anh Nguyễn Văn Duy, Phó Phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà đến xóm Sông Tiến và Sông Hải, xã Thạch Sơn, chúng tôi có dịp được chứng kiến không khí hăng hái thi đua sản xuất đầu năm Quý Tỵ của người dân nơi đây
Năm 2008, khi Dự án Ngọt hóa Sông Nghèn hoàn thành mang lại nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp các xã ở 3 huyện: Thạch Hà, Can Lộc và Lộc Hà nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của trên 260 hộ dân ở 2 xóm Sông Tiến và Sông Hải của xã Thạch Sơn do bị mất ngư trường đánh bắt, việc chuyển đổi nghề gặp nhiều khó khăn. UBND xã Thạch Sơn và UBND huyện Thạch Hà đã du nhập nhiều nghề về để giúp người dân ổn định sản xuất hiệu quả mang lại chưa rõ nét, bởi lẽ người dân nơi đây chỉ quen với chài, lưới, đánh bắt trên sông nước.

Đến năm 2010, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, xã Thạch Sơn đã chọn 2 hộ ở xóm Sông Hải thực hiện mô hình nuôi cá chẽm. Mỗi hộ đã đóng một cụm lồng gồm 4 ô, với thể tích 108 m3, thả nuôi 1.000 con cá giống/cụm lồng, mật độ thả 10 - 20con/m3 nước; trong quá trình nuôi được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm KN-KL tỉnh hướng dẫn đóng lồng, chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh. Sau 6 tháng thả nuôi, mỗi hộ thu hoạch từ 800-850kg cá thương phẩm, trọng lượng trung bình từ 0,8-1,2 kg/con. Với giá bán trên thị trường 75 ngàn đồng/kg (năm 2010), trừ chi phí tiền giống, thức ăn, công, khấu hao cơ bản thì mỗi hộ còn lãi được trên 25 triệu đồng.

Từ thành công bước đầu đó, đến nay được sự hỗ trợ từ Quyết định 24 của UBND tỉnh và Quyết định 26 hỗ trợ lãi suất vay vốn (sử dụng vốn Chương trình NTM) của UBND tỉnh, xã Thạch Sơn đã nhân rộng mô hình ra thành 180 hộ, trong đó 115 hộ xóm Sông Hải nuôi cá chẽm nước lợ; 65 hộ xóm Sông Tiến nuôi cá nước ngọt... Mỗi đợt thả nuôi trừ hết các khoản chi phí lãi ròng bình quân 60 -70 triệu đồng/hộ.

 

 
Chia sẻ với chúng tôi ông Nguyễn Hữu Hồng - xóm trưởng xóm Sông Hải cho biết: "Nghề nuôi cá chẽm trong lồng trên sông khá thuận lợi, bởi nguồn nước sông thường xuyên được thay do sự điều tiết nước từ cống bara; chỗ đặt lồng khá rộng rãi nên rất đảm bảo về yếu tố môi trường, cá không bi dịch bệnh; đặc biệt có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh và quan tâm chỉ đạo của địa phương nên mô hình ngày càng phát triển".
 
 
Xã Thạch Sơn đã mở rộng 180 hộ nuôi cá lồng bè

Khác với xóm Sông Hải, xóm Sông Tiến nằm ở phía trên cống ngăn mặn nên tất cả các hình thức nuôi trồng thủy sản đã chuyển sang nước ngọt. Sau thành công của phong trào nuôi cá lồng nước mặn ở xóm Sông Hải, từ năm 2011, Sông Tiến bắt đầu triển khai nuôi cá lồng nước ngọt trên sông với các loại cá dễ thích nghi với môi trường sống trong lồng bè và có giá trị cao như: cá diêu hồng, cá trê, cá chẽm nước ngọt... Với thu nhập cao nên số lượng hộ nuôi cũng như số lượng lồng bè tăng nhanh. Đến nay, toàn xóm đã có 65 chiếc lồng cá được thả nuôi, trong đó, nhiều hộ đã kiên cố hóa lồng nuôi bằng việc đầu tư sản xuất lồng bằng ống tuýp sắt không rỉ, vừa kéo dài tuổi thọ lồng, vừa đảm bảo an toàn, đặc biệt là trong mùa mưa lũ.

Ông Nguyễn Hữu Niêm - Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn cho biết, thành công từ việc chuyển đổi nghề ở Sông Tiến, Sông Hải, ngoài sự quan tâm nỗ lực tìm tòi hướng đi phù hợp của cấp ủy, chính quyền địa phương, còn phải kể đến sự hỗ trợ quan trọng trong xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông đã tạo "cú hích" để nhân rộng và sự hỗ trợ tích cực từ các chính sách phát triển sản xuất của tỉnh.

Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo Quyết định 24 của UBND tỉnh, các hộ nuôi đã được hỗ trợ gần 50 triệu đồng/hộ; còn đối với chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn theo Quyết định 26, các hộ dân ở xóm Sông Tiến và Sông Hải, xã Thạch Sơn đã mạnh dạn vay ngân hàng 2,3 tỷ đồng mở rộng quy mô sản xuất.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, mới đây 2 xóm Sông Tiến và Sông Hải đã thành lập các HTX để các hộ dân liên kết với nhau cùng phát triển sản xuất, ký hợp đồng mua giống, cung cấp thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thực phẩm cho thị trường. Trong năm 2012, doanh thu nuôi cá lồng bè của 2 xóm đạt trên 25 tỷ đồng, bình quân (140 triệu đồng/hộ). Lợi nhuận bình quân: 10,8 tỷ đồng/năm (60 triệu đồng/hộ), tạo việc làm cho 200 lao động, với mức thu nhập 4-5 triệu đồng/ người/tháng.

Hiệu quả mô hình nuôi cá chẽm đã tạo ra sức sống mới cho người dân nơi đây. Về Sông Tiến và Sông Hải hôm nay đâu đâu cũng thấy những ngôi nhà mới khang trang, với tiện nghi đắt tiền, tiếng cười nói đều hân hoan, niềm vui, nụ cười rạng rỡ. Một năm mới nữa lại đến tôi thầm chúc cho người dân nơi đây lại phát triển mạnh nghề này, để nâng cao hiệu quả sản xuất làm giàu chính đáng trên quê hương mình./.
 
Ngô Thắng
Văn phòng Điều phối NTM tỉnh
Tổng số điểm của bài viết là: 30 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 310


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 999108

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71226423