Nguyễn Hữu Tuấn mới 20 tuổi đã rời quê hương Hà Tĩnh, vào tận vùng đất mới cao nguyên Lâm Đồng tìm kế mưu sinh. Anh dừng lại vùng đất trồng rau dưới hạ lưu dòng Đa Nhim, huyện Đơn Dương, với đôi bàn tay trắng, làm đủ nghề kiếm sống. Hơn 20 năm sau, vùng đất này không chỉ cho anh đủ đầy mà còn dư dả hơn người.
Những ngày cận Tết, người dân trồng cam Khe Mây đã thu về cả trăm triệu đồng do vườn được mùa, tăng giá. Với số tiền này, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhanh chóng.
Trong danh sách hộ nông dân SXKD giỏi của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), tôi ấn tượng với chị Nguyễn Thị Minh, sinh năm 1977, ở thôn 17, xã Thạch Tân. Chị là điển hình của người nông dân dám nghĩ, dám làm và làm giàu thực sự từ bàn tay, khối óc của mình.
Đến thời điểm hiện tại, Lộc Hà có 80 HTX trên các lĩnh vực lao động sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh… Sự đổi mới phương thức hoạt động theo Luật HTX phù hợp với cơ chế thị trường đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần củng cố niềm tin, nâng cao đời sống cho bà con xã viên.
Sinh ra kém may mắn hơn bạn bè cùng trang lứa, nhưng chàng trai Nguyễn Kim Việt với nghị lực sống phi thường, khiến nhiều người ngưỡng mộ và khâm phục. Từ hai bàn tay trắng vươn lên trở thành tỷ phú giữa một vùng quê nghèo dù chỉ mới ở tuổi 26.
ần đầu tiên xuất hiện tại Hà Tĩnh với giá mỗi cặp hơn 10 triệu đồng nhưng chim trĩ 7 màu đang được khá nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng để làm quà biếu Tết và chơi Tết trong năm nay...
Sáng 19/1, tại huyện Can Lộc, Hội Nông dân Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết và nhân rộng mô hình chăn nuôi bò chất lượng cao theo hướng liên kết.
Vùng đất xã Sơn Thủy (Hương Sơn - Hà Tĩnh) của tôi người ta thường gọi là làng đồi, bởi đến nơi nào cũng thấy những ngọn đồi lúp xúp và cây trái sum suê. Nhờ vậy mà ở đây nghề nuôi hươu phát triển sớm nhất trong cả nước. Hiện nay, ở Sơn Thủy, số hộ nuôi hươu lấy lộc nhung đã chiếm tới 2/3. Đây cũng là nơi có chất lượng nhung hươu tốt nhất vì hươu được ăn đầy đủ các loài lá cây thích hợp.
Tốt nghiệp PTTH,dự thi vào Đại học luật nhưng không đậu. Sau nhiều đêm trăn trở, cuối cùng Đào Văn Đức đã đưa ra quyết định “lập nghiệp tại gia” với nghề làm vườn. Đến nay, Đào Văn Đức đã sở hữu trong tay gần 700 gốc cam các loại có giá trị kinh tế cao, bước đầu cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Chanh leo hay còn gọi là chanh dây là loại quả rất giàu vitamin cung cấp cho cơ thể đây cũng là loại quả làm thức uống giải khát rất tốt vào mùa hè. Đây là cây trồng có khả năng phát huy được tính ưu việt về tăng hiệu quả kinh tế, tăng giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích canh tác, có thể thay thế những cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp để phát triển kinh tế hộ, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân.
Gần 10 năm khai phá 8ha đất hoang hóa, anh Nguyễn Duy Vượng ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã biến nơi đây thành trang trại chăn nuôi mang lại doanh thu bạc tỷ mỗi năm.
Được đầu tư vào Hà Tĩnh từ giữa năm 2015 đến nay, Công ty CP chăn nuôi bò Bình Hà đã vượt qua giai đoạn khó khăn trở ngại để khẳng định mình, một doanh nghiệp làm ăn có trách nhiệm, uy tín và hiệu quả cùng nông dân liên kết SX sản phẩm tạo ra chuỗi giá trị từ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ 5 ha đất trống đồi trọc cằn cỗi của xã Mỹ Lộc (Can Lộc) trở thành trang trại được phủ một màu xanh bạt ngàn của cây ăn quả, cây lấy gỗ và kết hợp nhiều loại gia cầm.. .
Sau nhiều năm “đèn sách”, khi ra trường, những cử nhân, kỹ sư đều mong muốn có việc làm ổn định, nhiều người phải chấp nhận ly hương. Tuy nhiên, cũng có không ít người với tấm bằng đại học trên tay, bỏ qua cơ hội thành đạt nơi đất khách, quyết định trở về làm giàu trên quê hương.
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), cùng với phát triển kinh tế, bộ mặt nông thôn Hà Tĩnh có nhiều đổi thay rõ nét. Những miền quê “đáng sống” đang ngày càng hiện hữu.
Nhiều người vẫn cho rằng, đầu tư vào nông nghiệp lợi nhuận ít, rủi ro nhiều nhưng những kết quả mà Công ty CP Phát triển nông lâm Hà Tĩnh đạt được đang chứng minh điều ngược lại. Đặc biệt hơn, doanh nghiệp còn “ẵm” thêm cúp vàng của Hội Nông dân Việt Nam cho sản phẩm chất lượng lợn giống ngay tại thời điểm hàng loạt khó khăn bủa vây.
Trong chuyến đi hôm ấy, cùng với thăm các di tích và danh thắng, chúng tôi còn đến một số mô hình kinh tế vùng đồi núi Vũ Quang (Hà Tĩnh). Rừng đẹp và xanh ngời ngợi như thổi luồng khí mát nuôi dưỡng những vườn cam trĩu quả, những đàn lợn hứa hẹn sinh sôi, cho thu nhập tiền tỷ...
Đó là quyết định táo bạo của chị Trần Thị Thu Hằng, một người con quê Hà Tĩnh đang sinh sống, làm việc ổn định tại thủ đô Hà Nội.
Hơn 50 tuổi lặn lộn đủ nghề vào Nam ra Bắc, thậm chí đi lao động ở nước ngoài cái khó vẫn cứ bủa vây, tình cờ trong một lần ông đọc báo đã mở ra cơ hội làm giàu bằng trang trại gà Đông Tảo, với doanh thu trên 1,2 tỷ đồng mỗi năm.
Từ những diện tích đất đồi rừng trồng cây lâm nghiệp kém hiệu quả, lão nông Trần Xuân Hương ở xã Sơn Thủy, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã chuyển đổi sang trồng cây ăn quả và nuôi lợn. Sau 6 năm chăm bẵm, trang trại đã giúp gia đình ông thu lãi gần tỷ đồng/năm.