Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Lộc Hà đã giúp các đối tượng trong huyện giảm nghèo bền vững và không ít hộ đã vươn lên khá giả...
Không chỉ là một cán bộ Đoàn nhiệt huyết, sáng tạo trong mọi phong trào, anh Trần Quốc Nhật (sinh năm 1984) Bí thư Đoàn Thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) còn được biết đến là người giàu nghị lực vượt khó trong lao động sản xuất.
Được sự hỗ trợ của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (Dự án CRSD), từ năm 2014 - 2016 tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai 6 vùng nuôi tôm thâm canh theo VietGAP, tạo ra sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng và phát triển theo hướng bền vững.
Áp dụng kế hoạch lấy ngắn nuôi dài, xây dựng trang trại có quy mô liên hoàn để tận dụng lượng lớn chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá, HTX Tiền Phong (Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã thành công với mô hình chăn nuôi tổng hợp này.
Sau hơn 1 năm đưa vào sản xuất ở 2 xã Đức Hương và Hương Quang (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh), cây chanh leo đang khẳng định giá trị kinh tế vượt trội so với nhiều loại cây trồng khác với mức thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm.
Từ xa xưa, dân thổ cư sống ven biển Hà Tĩnh cứ phải gồng mình chống chọi với sa mạc cát. Ở đó, không nhà cửa, không cây cối, không ruộng đồng, cuộc sống hoang sơ bốn mùa đầy gió và cát. Mãi cho tới thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, "Cuộc cách mạng" xây dựng nông thôn mới được lan truyền, cả vùng cát bạc ven biển Hà Tĩnh nhanh chóng trở thành những cánh đồng rau, củ, quả bạt ngàn, đưa lại cuộc sống ấm no cho người dân.
Ít ai ngờ rằng, những con cua đồng bò lổm ngổm khắp các chân ruộng cũng có ngày mang lại tiền triệu cho người nông dân. Vào thời điểm nông nhàn, nhiều người tranh thủ đi bắt cua bán cho các thương lái để kiếm thêm thu nhập.
Rất nhiều diện tích đất cao cưỡng không chủ động nước ở xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh vốn chỉ bỏ hoang thì nay đã được cải tạo để trồng dưa. Kết quả trong vụ dưa vừa qua, nhiều hộ gia đình đã có thu nhập hàng chục triệu đồng.
Tại Hà Tĩnh, nhiều mô hình liên kết chuỗi hợp tác làm ăn hiệu quả đã thực sự góp phần hồi sinh những vùng đất cát tưởng chừng bị lãng quên
Nói đến Thạch Hà (Hà Tĩnh), người ta hình dung ngay tới những cồn cát trắng chang chang dưới cái nắng bỏng rát trên 40 độ C.
Sau 3 tháng nuôi, hiện nay đàn bò tại Tổ hợp tác chăn nuôi bò liên kết ở xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh đã phát triển tốt. Đây là mô hình điểm thực hiện chăn nuôi bò thuộc giai đoạn 2 của dự án chăn nuôi bò liên kết với Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh quy mô từ 5 – 8 con/hộ.
Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty CP chăn nuôi Bình Hà đầu tư trên đất Hà Tĩnh với quy mô 250.000 con tại hai huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh với tổng vốn đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng, như một luồng gió mới lan tỏa, tiếp sức cho nông dân chăn nuôi bò có thêm thu nhập.
Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay, nghề trồng nấm đã tìm được chỗ đứng ở Xuân Liên (Nghi Xuân). Thành công này không chỉ khẳng định nhiệt huyết của những người tiên phong mà còn cho thấy vai trò quan trọng của dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh (SRDP) trong việc tạo niềm tin, nguồn lực để cây nấm “bén duyên” với mảnh đất đầy gió và cát trắng.
Đó là ông Hoàng Văn Kiệm, 54 tuổi, ở thôn Hoa Đông, xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Nhiều năm qua, ông không chỉ là tấm gương điển hình về vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi mà còn là một đảng viên, cán bộ thôn luôn năng nổ nhiệt tình vì cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ cho nhiều người nghèo khó cùng vươn lên cải thiện cuộc sống.
Gần 10 năm theo học ngành quản trị kinh doanh tại Đức, anh Nguyên (39 tuổi, TP Hà Tĩnh) dễ tìm được công việc với thu nhập cao. Nhưng anh đã có quyết định "khác người" khi bỏ "trời Tây" về quê làm trang trại nuôi tôm, gà. -
Trang trại lợn nái sinh sản của anh Lê Văn Bính, xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh mỗi năm xuất chuồng hơn 10.000 con lợn giống, doanh thu trên 3 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 10 lao động.
Diện tích nuôi tôm vụ đông ở tỉnh Hà Tĩnh đang ngày càng tăng, đem lại hiệu quả kinh tế khá cho người nuôi.
Trong phong trào phát triển các mô hình kinh tế, đôi vợ chồng Phạm Hữu Nam - Nguyễn Thị Giang, thuộc thôn 3 xã Sơn Trà đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi Thỏ sinh sản bước đầu đem lại kết quả tích cực
Năm 2015, việc nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao trên cát trong đã mang lại giá trị kinh tế cao trong nuôi trồng thủy sản tại Hà Tĩnh. Năm 2016, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh nuôi tôm theo hướng này.
Những năm qua, nhờ có những bước đi vững chắc, xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo lãnh đạo UBND huyện Nghi Xuân, Xuân Mỹ đã và đang tạo thế và lực để phát huy tiềm năng thế mạnh, đưa kinh tế - xã hội phát triển bền vững trong thời gian tới.