15:38 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Văn hóa NTM


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiêu dùng hợp lý là Văn hóa

Thứ ba - 13/08/2013 04:27
Trong một xã hội còn có sự phân hóa giàu nghèo, sẽ có những quan niệm tiêu dùng khác nhau theo yêu cầu của mức sống cao hay thấp. Tuy nhiên, người có “văn hóa tiêu dùng” là người biết lượng sức mình để có mức tiêu dùng hợp lý, không quá sức mình và cũng không quá xa hoa so với mức sống chung của xã hội.
Nhà sử học Dương Trung Quốc đã có những trao đổi thẳng thắn với Báo Điện tử Chính phủ để làm sâu thêm về định nghĩa văn hóa tiêu dùng, làm thế nào để tạo dựng được chiều sâu của văn hóa tiêu dùng?

Xu hướng “dùng hàng hiệu để thể hiện đẳng cấp” hiện nay rất phổ biến, ông đánh giá thế nào về lối sống này?

Ông Dương Trung Quốc:Tôi nghĩ đây là một hiện tượng trong đó có những mặt hợp lý khi con người luôn mưu cầu hạnh phúc, đòi hỏi một chất lượng cuộc sống cao hơn, được sử dụng những hàng chất lượng tốt. Nó cũng thể hiện được mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp phấn đấu, tạo cho mình những sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu, tạo ra những lợi ích cho xã hội.

Tuy nhiên, con người hành xử trong xã hội được quy định bởi pháp luật và tập quán xã hội. Mỗi quốc gia, dân tộc có hoàn cảnh riêng của mình. Ông cha ta đã dạy: “Y phục xứng kỳ đức” để giải quyết mối quan hệ bên ngoài với bên trong. Giá trị đích thực của một con người chính là ở tầm trí tuệ, đạo đức và nhân cách chứ không phảỉ ở lối tiêu xài “sành điệu”, càng không phải là thói “đua đòi” không thích hợp với hoàn cảnh và khả năng kinh tế của mình.  

Nhiều người cho rằng khi có những món hàng trị giá cao thì con người họ, cuộc sống của họ có giá trị. Ở đây, hai khái niệm giá trị và trị giá đã bị lẫn lộn?

Ông Dương Trung Quốc: Hiện nay, những người có thu nhập cao, có tài sản lớn thì họ có quyền sử dụng những sản phẩm tương ứng. Tuy nhiên, cũng có những người không thể phân biệt được giá trị và trị giá, họ phóng chiếu bản thân qua những sản phẩm dịch vụ có trị giá cao và tưởng rằng thông qua đó nâng giá trị của họ. Cũng chính từ việc đánh đồng giá trị và trị giá mà dẫn đến những lối sống chạy theo đồng tiền, sùng bái đồng tiền và coi tiền là giá trị.

Trị giá như phần nổi của nhận thức, nó luôn bị tác động và thay đổi theo thời gian khi điều kiện xã hội thay đổi. Giá trị khó tạo nhưng sẽ bền vững.

Trong bối cảnh nền kinh tế chung đang khó khăn, khẩu hiệu tiết kiệm luôn được mỗi người dân đặt lên hàng đầu.  Làm thế nào để ngăn chặn hiện tượng tiêu xài lãng phí, thích phô trương hình thức, tỏ ra “sành điệu” trong cách ăn chơi, thưa ông?

Ông Dương Trung Quốc: Việt Nam chưa  thoát nghèo (mới ở mức thu nhập trung bình thấp), vẫn còn đang phải  nhận viện trợ của thế giới mà lại có tiếng là nước sính hàng hiệu, “chịu chơi” trên thế giới. Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, khi thảo luận về Dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tôi có nói rằng sở dĩ ta có luật mà chưa đi vào đời sống được vì thiếu một câu, cần phải được ghi vào ngay phần đầu của Luật: “Nước ta là một nước mới thoát nghèo và còn có nguy cơ tái nghèo”. Lời khẳng định này sẽ khiến người dân nghèo thấy có sự chia sẻ của cộng đồng, để người giàu bớt phô trương hơn vì họ vẫn là người giàu của một nước nghèo, để những người lãnh đạo hiểu rằng họ đang lãnh đạo một nước nghèo. Hình như trong tâm thức chúng ta vẫn có một sự ngộ nhận nào đó rằng với thành tựu đổi mới, đất nước ta đã giàu có rồi. Những sự phản cảm trong xã hội đã trở thành một hệ thống giá trị khiến người ta thích vẻ bề ngoài, thậm chí đã dẫn đến những bề ngoài giả dối như bài viết về hàng hiệu nhái mà Báo Điện tử Chính phủ đã đăng.

Xã hội phương Đông thường coi trọng tính gương mẫu của người trên, của người lãnh đạo trong cơ quan, bố mẹ trong gia đình. Chúng ta có một tấm gương rất lớn là Bác Hồ. Bác có lối sống rất giản dị để thể hiện một điều rằng nước mình còn nghèo, ai ai cũng cần tiết kiệm và Bác đã làm gương trước.

Theo ông, cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đã đạt hiệu quả thế nào trong thực tế khi tâm lý sính ngoại của một bộ phận vẫn còn rất nặng nề?

Ông Dương Trung Quốc: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” dường như vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, người dân vẫn thích dùng hàng ngoại. Tuy nhiên, “sính ngoại” không hoàn toàn xuất phát từ tâm lý của người tiêu dùng. Còn nguyên nhân sâu xa hơn của xu hướng tiêu dùng ấy, đó là các nhà sản xuất Việt Nam cũng không kém phần... sính ngoại khi chỉ quan tâm phát triển thị trường xuất khẩu mà bỏ quên thị trường trong nước, thị trường có dân số lớn thứ 13 trên thế giới.

Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc người Việt chưa thực sự quan tâm dùng hàng Việt. Khi chúng ta cứ thích đi xuất khẩu, thị trường 80 triệu người thì chúng ta lại bỏ qua trong khi thế giới chỉ muốn nhảy vào. Tôi nghĩ rằng, chúng ta nên dần chuyển sang khẩu hiệu: “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”. Trước hết, nền kinh tế phải phục vụ chính đồng bào của mình. Chúng ta phải mang lại giá trị tốt nhất cho đồng bào của mình. Chừng nào chúng ta chinh phục được người Việt chúng ta mới chinh phục tốt thế giới. Chúng ta cần học từ Nhật Bản, các sản phẩm nội địa luôn có chất lượng cao hơn. Đó là một bước đi đúng.

Để xây dựng được văn hóa tiêu dùng, tạo dựng được chiều sâu của văn hóa tiêu dùng, chúng ta cần những bước đi gì, thưa ông?

Ông Dương Trung Quốc: Người có “văn hóa tiêu dùng” là người biết lượng sức mình để có mức tiêu dùng hợp lý, không quá sức mình và cũng không quá xa hoa so với mức sống chung của xã hội. Những người giàu có dẫu sử dụng đồng tiền chi tiêu là đồng tiền "sạch" thì khi người ta chi tiêu trước cộng đồng, sự chi tiêu ấy lại không chỉ mang ý nghĩa cá nhân. Vì nó tác động tới tâm lý tiêu dùng của người khác, và nếu không được điều chỉnh sẽ dễ dàng đẩy tới tình trạng tiêu dùng tiêu cực, lãng phí, bừa bãi, bất chấp hệ lụy, bất chấp sự phản cảm so với cuộc sống của số đông.

Để xây dựng văn hoá tiêu dùng hàng Việt Nam, chúng ta cần nhiều giải pháp khác nhau. Cần có một chiến lược cạnh tranh với các nước để giành ưu thế, trước hết ngay trên sân nhà, bằng việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao mang thương hiệu Việt Nam. Bên cạnh đó, phải tạo được tâm lý xã hội, phải có một quá trình giáo dục, luôn luôn đề cập đến yếu tố lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước bằng thái độ tiêu dùng tôn trọng, yêu mến hàng hóa Việt Nam của chính người tiêu dùng Việt Nam.

Phương Liên thực hiện
Nguồn: chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tiêu dùng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 420

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 418


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1335467

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74382438