17:33 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Can Lộc


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa tạo nền tảng tinh thần xã hội vững chắc

Thứ bảy - 05/01/2013 22:47
Là một địa phương có bề dày truyền thống văn hóa, cách mạng, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mảnh đất và con người Can Lộc đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của mảnh đất miền Trung anh dũng, kiên cường. Trong những năm qua, đặc biệt từ khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng và Nghị quyết 11-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XIV), trên nền tảng truyền thống văn hóa của mình, Đảng bộ và nhân dân Can Lộc đã đoàn kết đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực sự là động lực tinh thần, thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, an ninh – quốc phòng…
 
Việc triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Nghị quyết 11-NQ/TU của Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) được cấp ủy các cấp từ huyện tới cơ sở tập trung chỉ đạo quyết liệt, từ việc ban hành kế hoạch, chương trình hành động tới tổ chức  học tập, quán triệt đều bám sát quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết; các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được cụ thể hóa phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị. Thông qua đó, góp phần củng cố và nâng cao được nhận thức, ý  thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa trong lịch sử phát triển của đất nước, dân tộc Việt Nam nói chung, của quê hương, con người Hà Tĩnh nói riêng, tạo sự đồng thuận cao trong tư tưởng và hành động lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết.
Trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, cấp ủy các cấp đã quan tâm coi trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; thành lập Ban chỉ đạo; xây dựng Quy chế hoạt động, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của tập thể và từng thành viên  Ban chỉ đạo. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đã tích cực tham gia tuyên truyền, vận động, tập hợp, lôi cuốn các đoàn viên, hội viên của tổ chức mình tham gia vào nhiệm vụ xây dựng văn hóa; tạo ra dư luận xã hội mạnh mẽ phê phán những biểu hiện đi ngược lại với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, quê hương, đất nước. Cổ vũ những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa  trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, đã tạo ra được sự thống nhất, những chuyển biến tích cực trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về xây dựng và phát triển văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Nghị quyết 11 của Tỉnh ủy (khóa XIV) và các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương về văn hóa.
Kết quả được thể hiện bằng những con số cụ thể: Sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào thi đua yêu nước. Bằng các hình thức liên kết giúp nhau trong sản xuất, đến nay, toàn huyện đã có gần 8000 hộ nghèo thoát nghèo bền vững, nhiều hộ gia đình đổi mới tư duy phát triển kinh tế, có vốn tích lũy đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh doanh, vừa nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người lao động.
Phong trào phát huy nội lực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được toàn dân tích cực hưởng ứng. Đến nay, 100% các xã, thị trấn có đường cho xe ô tô về trung tâm và nhiều khu dân cư. Toàn huyện xây dựng được 520km đường nhựa và đường bê tông; gần 300 km kênh mương bê tông, 22 trụ sở cao tầng và nhiều công trình phúc lợi khác với tổng giá trị xây dựng mỗi năm trên 100 tỷ đồng, trong đó khoảng 60% do nhân dân đóng góp, đây là những tiền đề vật chất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng nhân dân tham gia sáng tạo và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần. Các hoạt động nhân đạo từ thiện, đền ơn đáp nghĩa được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu: đã kêu gọi được trong nhân dân gần 4  tỷ đồng để xây dựng mới 450 ngôi nhà tình nghĩa cho hộ chính sách, 287 ngôi nhà tình thương cho người tàn tật, trẻ mồ côi; tặng gần 1.500 sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách; tu sửa Nghĩa trang liệt sỹ huyện và 23 nhà Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ các xã, thị trấn; Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc…
Phong trào “Toàn dân tham gia phòng chống tội phạm”, “Toàn dân tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông” được triển khai thực hiện có hiệu quả, thông qua các hình thức vận động và các mô hình phối hợp, điển hình như “Câu lạc bộ phòng chống ma túy, tội phạm” ở xóm Cây Đa – Thiên Lộc, xóm 6 Đồng Lộc, khối phố 6A – Thị trấn Nghèn; Câu lạc bộ “Tuổi trẻ với pháp luật” ở Gia Hanh, Yên Lộc;“Dòng  họ khuyến học an toàn” ở Vĩnh Lộc, Yên Lộc, Đồng Lộc, Tùng Lộc. Toàn huyện đã xây dựng được 200/212 khu dân cư không có người nghiện ma túy; củng cố 421 tổ hòa giải, hòa giải thành công 1.300 vụ/1.800 vụ mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân; cung cấp 784 tin có giá trị/1.202 tin, giúp cho ngành Công an điều tra làm rõ hàng chục vụ án; phát hiện, xử lý hàng chục đối tượng, ổ nhóm tội phạm; phối hợp vận động, cảm hóa, giáo dục được gần 300 đối tượng; 100% xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt Luật an toàn giao thông và triển khai ký cam kết đến từng gia đình, từng xóm, trường học, cơ quan, đơn vị … chấp hành tốt Luật an toàn giao thông, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
 Phong trào xây dựng gia đình văn hóa; làng, xã, khối phố, cơ quan, đơn vị văn hóa đã phát huy tác dụng thiết thực trong thực tiễn cuộc sống, trở thành những chuẩn  mực về nếp sống, lối sống quan hệ văn hóa cộng đồng. Số lượng gia đình văn hóa theo tiêu chí mới hàng năm được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. So với năm 1998, tỷ lệ gia đình văn hóa năm 2012 đã tăng lên trên 20% (từ trên 50% lên 77%). Đặc biệt, trong quá trình thực hiện phong trào, ở một số xã, thị trấn đã hình thành và phát triển văn hóa dòng họ. Đây là nét mới, độc đáo và là kinh nghiệm quý báu trong xây dựng gia đình văn hóa. Chính văn hóa dòng họ đã vực dậy văn hóa truyền thống, làm cho chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Điển hình như họ Đặng (Tùng Lộc), họ Nguyễn Huy (Trường Lộc), họ Bùi (Kim Lộc), họ Mai (Khánh Lộc), họ Hoàng (Sơn Lộc), họ  Ngô (Thị trấn)…
Phong trào xây dựng làng, xã, cơ quan, đơn vị …văn hóa được coi trọng cả về số lượng và chất lượng. Từ 5 làng văn hóa được công nhận năm 2000, đến nay, toàn huyện đã có 77/212 làng; 7 xã văn hóa; 35 cơ quan, đơn vị được công  nhận đơn vị văn hóa; 100% xóm, làng đã xây dựng hương ước, quy ước. Hương ước của các xã, xóm đã coi trọng nội dung xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa và các chỉ tiêu về xây dựng cơ sở vật chất, các hoạt động văn hóa – văn nghệ, TDTT, khuyến học – khuyến tài….
Các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng được các địa phương quan tâm cả về  bề rộng và chiều sâu. Tiêu biểu có các đơn vị Thanh Lộc, Thiên Lộc, Khánh Lộc, Tùng Lộc, Gia Hanh… Hầu hết các khu dân cư đều có đội văn nghệ, đội bóng chuyền thường xuyên hoạt động. Một số địa phương đã duy trì và phát triển những nét văn hóa dân gian truyền thống như đua thuyền ở Tiến Lộc, Vượng Lộc, Thị trấn; vật ở Thuần Thiện; hát ví dặm, hát phương vải, đò đưa ở Tràng Lưu (Trường Lộc), nói lối ở Yên Lộc…
Việc thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, theo tinh thần Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) và gần đây là Chỉ thị 20-CT/TU, Chỉ thị 35-CT/TU, Kết luận 05-KL/TU của Tỉnh ủy; Quyết định 33/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh được thực hiện khá nghiêm túc và có những chuyển biến tích cực. 100% các địa phương, cơ quan, đơn vị đã tổ chức tuyên truyền, ký cam kết trong cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện tốt các Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, của tỉnh. Biểu hiện rõ nhất là trong các lễ  hội, không có hiện tượng cờ bạc, đồng bóng, mê tín, dị đoan. Các đám cưới, đám ma được tổ chức văn minh, tiết kiệm; các hoạt động lễ hội được tổ chức theo quy định của Nhà nước, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương. Các hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang và lễ hội dần được xóa bỏ; thuần phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được giữ gìn và phát huy, tình làng nghĩa xóm ngày càng được quan tâm vun đắp. Tạo điều kiện thuận lợi xây dựng và phát triển môi trường văn hóa trong cộng đồng dân cư.
          Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa cũng được coi trọng. Với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng: 48 di tích được xếp hạng (13 di tích cấp quốc gia, 35 di tích cấp tỉnh). Đặc biệt, trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư giúp đỡ của các Bộ, ban, ngành Trung ương, của Tỉnh, cùng với sự ủng hộ của các tập thể, cá nhân, con em xa quê, nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã được tôn tạo, nâng cấp có quy mô tương xứng với tầm vóc và truyền thống lịch sử - văn hóa của quê hương, điển hình là Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, Khu di tích danh thắng Chùa Hương Tích, Khu di tích lịch sử Xô viết Nghệ Tĩnh Ngã ba Nghèn…Với tổng kinh phí đầu tư cho việc trùng tu, tôn tạo, nâng cấp lên tới hàng trăm tỷ đồng. Các di tích lịch sử - văn hóa trên quê hương Can Lộc chính là những tư liệu sống, có giá trị to lớn cả về vật chất và tinh thần, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cấp ủy, chính quyền từ huyện tới cơ sở đã quan tâm huy động mọi nguồn lực, đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất và các thiết chế văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Toàn huyện có 01 Nhà văn hóa đa năng cấp huyện, 186 Nhà văn hóa ở các khu dân cư; 100% các xã có điểm bưu điện văn hóa xã, thực sự đã góp phần tích cực nâng cao mức hưởng thụ tinh thần cho nhân dân.
Kết quả đạt được trong quá trình lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa của Đảng bộ huyện thời gian qua đã góp phần to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, để văn hóa thực sự đóng vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Nghị quyết 11 của  Tỉnh ủy (khóa XIV), trong những năm tới, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền; sự phối hợp nhịp nhàng của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể quần chúng; các lực lượng, các ngành, các cơ quan, đơn vị từ huyện đến cơ sở trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị nói chung, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực văn hóa nói riêng.
 Cùng với coi trọng công tác văn hóa, cấp uỷ, chính quyền các địa phương cần phải đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng  Đảng và hệ thống chính trị; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, tạo ra những bước đột phá trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Vì trên thực tế, nếu kinh tế - xã hội phát triển, chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương, cơ quan, đơn vị được giữ vững, chính là những điều kiện thuận lợi để triển khai và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về văn hóa. Đồng thời, quan tâm và tạo mọi điều kiện về chủ trương, cơ chế chính sách, đầu tư cơ sở vật chất, lực lượng cho đội ngũ những người làm công tác tư tưởng – văn hóa từ huyện đến cơ sở; thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố và kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa; giảng viên giảng dạy LLCT ở Trung tâm BDCT, giáo viên dạy bộ môn giáo dục công dân, lịch sử ở các trường phổ thông; chú trọng bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp thông tin thời sự, tài liệu tham khảo kịp thời; có chế độ đãi ngộ hợp lý cho cán bộ văn hóa ở cơ sở; chủ động, sáng tạo đổi mới nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động văn hóa – văn nghệ, TDTT, các phong trào, các cuộc vận động thi đua yêu nước; huy động và khơi dậy sức mạnh của quần chúng nhân dân tham gia sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, làm cho văn hóa thực sự thấm sâu vào mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội và là món ăn tinh thần không thể thiếu của quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng quê hương Can Lộc ngày càng giàu mạnh, văn minh./.
Theo canloc.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: văn hóa

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 265

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 263


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 988594

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71215909