Vừa qua, đoàn lãnh đạo huyện do đồng chí Ngô Xuân Ninh-PBT TT Huyện ủy, Lê Ngọc Huấn-PBT Huyện ủy, CT UBND huyện dẫn đầu và đại diện một số phòng, ban, các xã đi thực tế, học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình mỗi xã một sản phẩm, tại huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định và Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.
Vườn cây dược liệu tại xã Hải Quang tỉnh Huyện Hải Hậu Tại huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, đoàn đã được lãnh đạo tỉnh đón tiếp và báo cáo kết quả xây dựng NTM của huyện và tham quan mô hình trồng cây dược liệu. Theo ông Bùi Văn Sớm xóm 11 xã Hải Quang mỗi sào (Bắc bộ) trồng cây đinh lăng sau 3 năm có thể cho thu nhập 25 đến 30 triệu đồng, trong khi chi phí đầu tư ít và sau khi thu hoạch được Công ty Traphaco thu mua và bao tiêu sản phẩm. Cũng tại huyện Hải Hậu, đoàn đã tìm hiểu mô hình xử lý rác thải theo hình thức mỗi xã xây dựng một khu xử lý rác thải tại chỗ (Mô hinh lò đốt). Theo đó, rác thải được từng địa phương thu gom, phân loại và xử lý ngay trong ngày, nên không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra trong mỗi hộ gia đình cũng có thể xứ lý rác bằng lò đốt mini.
Xứ lý rác bằng công nghệ lò đốt Lò đốt rác hộ gia đình Đoàn cũng đã đến tham quan 1 số vườn trồng cây na dai ở Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. Vùng trồng cây na dai của Thị xã Đông Triều chủ yếu tập trung ở 3 xã: Việt Dân, An Sinh và Tân Việt với tổng diện tích gần 10 nghìn ha, sản lượng hàng năm đạt trên 6 nghìn tấn. Na dai ở đây chất lượng vượt trội so với những vùng khác; sản phẩm được thương lái tìm mua tận vườn, thậm chí là đặt mua ngay từ đầu vụ. Tại đây, đoàn đã được huyện Đông Triều chia sẻ: để nâng cao giá trị quả na cũng như khôi phục và phát huy thương hiệu na dai Đông Triều, mở rộng thị trường, hội sản xuất kinh doanh Na Đông Triều đã liên kết với các hộ trồng na theo quy trình kỹ thuật, cam kết thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân khi đến vụ thu hoạch. Tiếp đó, đoàn đã đến tham quan Công ty cổ phần sữa An Sinh đóng trên địa bàn xã Đông Triều. Đoàn được biết, với phương châm doanh nghiệp đồng hành cùng nông dân, doanh nghiệp đã có chính sách hỗ trợ một phần vốn, dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi bò sữa và cam kết tiêu thụ toàn bộ sản lượng sữa tươi nguyên liệu cho các hộ nông dân. Nhờ đó, nhiều hộ dân của huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh đã trở nên khá giả từ việc nuôi bò sữa.
Miệt vườn na giai tại Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh Sau tham quan, đồng chí Ngô Xuân Ninh-PBT TT Huyện uỷ, Lê Ngọc Huấn-PBT Huyện ủy, CT UBND huyện đánh giá cao hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng cây ăn quả, cây dược liệu và sản xuất sữa tại các tỉnh Nam Định, Quảng Ninh. Đây là cơ sở để huyện Hương Khê cũng như các xã đang xây dựng NTM trên địa bàn tham khảo, học tập, làm căn cứ để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế mối địa phương 1 sản phẩm trong chương trình xây dựng NTM của huyện trong thời gian tới.
Theo: Hải Đàn - Văn Trình/huongkhe.hatinh.gov.vn