Dây chuyền sản xuất của Hợp tác xã mật ong Cường Nga
Với 9 thành viên và liên kết với hàng chục hộ dân nuôi ong lấy mật trên địa bàn, Hợp tác xã mật ong Cường Nga ở xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn đã tập trung sản xuất, hình thành sản phẩm chất lượng theo chương trình OCOP. Cùng với đảm bảo chất lượng đầu vào, Hợp tác xã đã đầu tư hơn 600 triệu đồng lắp đặt máy tinh chế mật ong công nghệ Nhật Bản cho sản phẩm đảm bảo chất lượng, không bị bồi lắng, không lên men trong quá trình bảo quản.
Mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông Lê Thái Quang
Là một trong những hộ dân liên kết với Hợp tác xã mật ong Cường Nga, ông Lê Thái Quang vui mừng khi sản phẩm mật ong của gia đình đã được bao tiêu toàn bộ sản phẩm, bởi trước đây gia đình ông chủ yếu bán qua thương lái, giá cả bấp bênh, tiêu thụ không ổn định.
Mật ong, hươu, cam, chè là những sản phẩm được người dân huyện Hương Sơn sản xuất với số lượng khá lớn. Vì vậy, để tạo sự phát triển bền vững, ngoài hướng các hộ sản xuất theo quy trình Vietgap, sạch, an toàn, huyện Hương Sơn còn tập trung khuyến khích xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, nhiều doanh nghiệp, nhiều hộ gia đình đã tiên phong đầu tư xây dựng mô hình chế biến đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, từng bước hình thành các sản phẩm OCOP.
Dây chuyền sản xuất và chế biến Nhung Hươu
Để nâng cao giá trị các sản phẩm, việc nhân rộng các chuỗi liên kết sản xuất đã và đang là hướng đi đúng của huyện Hương Sơn, nhất là những sản phẩm tham gia chương trình OCOP được địa phương lựa chọn khá chặt chẽ, đảm bảo các tiêu chuẩn của chương trình, khẳng định thương hiệu của địa phương miền núi Hương Sơn./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn